Bánh mì là món đã quá quen thuộc với cả già trẻ, lớn bé. Bánh mì thì đâu đâu cũng có, với đủ hình dạng kích thước , nhưng món bánh mì Việt Nam thì lại có nét đặc trưng riêng, không lẫn với bất cứ loại bánh làm từ bột mỳ có tương tự như Baguette, sandwich…

Những giả thuyết cho rằng, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ bánh Baguette của Pháp, du nhập vào Sài Gòn từ cuối những năm 1850s. Tuy vậy, người Sài Gòn đã cải biên chiếc bánh với hình dáng, kích cỡ, được chế và thêm nhân thịt, nhân trứng, vừa thêm gia vị, vừa đủ dinh dưỡng phù hợp cho một khẩu phần ăn của người Việt Nam. Từ đây, trên bước đường đi ra biển lớn cùng với hàng triệu người Việt xa xứ, cũng giống như phở, bánh mì thịt của người Việt đã bắt đầu chinh phục các thị trường năm châu bốn bể. Bánh mì quay lại châu Âu, nhưng với một bản sắc mới và được ghi danh bộ tự điển trứ danh The Oxford English Dictionary (OED), với một tên gọi hoàn toàn thuần Việt ‘Banh mi”.

Vậy thế nào là một bánh mì chuẩn ngon. Bánh mì có hai phần cơ bản, đó là phần vỏ bánh và phần nhân. 

Thứ nhất, về vỏ bánh. Thường thì người ta sẽ ít để ý đến vỏ bánh mà bảo rằng, bánh ngon tại nhân thịt. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm dẫn đến việc làm hỏng chất lượng của cả cái bánh mỳ giá mấy chục ngàn. Suy cho cùng, người ta ăn “bánh mì kẹp thịt” chứ đâu phải ăn “thịt kèm bánh mì”. Vỏ bánh chính là tinh túy của cả cái bánh mì, vừa phải thơm, vừa phải bùi, có chút ngọt ngọt. Vỏ bánh vàng ươm phải giòn, mà ruột bánh trắng ngần phải mềm xốp. Để được như vậy, tỷ lệ bột cũng phải vừa phải. Bánh ít bột mỳ nhiều bột nở, ruột rỗng tuếch, cắn vào toàn vụn cắm vào lợi chứ chả ngon mềm. Bánh mà đặc ruột quá, ăn chỉ nhanh nặng bụng, mà cũng chẳng nhét được nhiều nhân. Đã vậy, bánh phải mới ra lò thì mới đủ thơm, đủ nóng, đủ giòn. Nhiều hàng có thể che đi cái bánh cũ bằng việc nướng lại nhưng đâu biết rằng bánh cũ thì mùi sẽ không tươi, không thơm. Nếu ướng lại vỏ bánh sẽ cứng chứ không giòn, và ruột bánh cũng chẳng thể mềm mềm. Cắn một miếng là vụn rơi lả tả. Đâu dễ biến “làn da lão hóa” trở về tuổi đôi mươi bằng vài mánh khóe.

Banh mi Madam Khanh

Xưa nay, ăn đồ ăn tứ xứ, nhiều người công nhận rằng món Việt hài hòa về màu sắc lẫn hương vị , không cay như món Thái, không dầu mỡ như món Trung. Ẩm thực Việt Nam là một nghệ thuật cân bằng giữa cái gọi là “Năm yếu tố cơ bản của triết học phương Đông”. Ngũ hành được liên tưởng đến 5 hương vị cơ bản cay (kim), chua (mộc), mặn (thủy), ngọt (thổ) và đắng (hỏa). Còn cân bằng âm dương là sự cân đối giữa rau và thịt.

Ở phần nhân bánh, ta thấy rõ sự hài hòa ấy. Bơ béo ngậy được sơ chế để vàng óng, núng nính. Pate mịn, không quá mặn, quyện với bơ, quét đều bên trong ruột bánh. Phần thịt xá xíu không mỡ quá, không nạc quá, tẩm ướp tròn vị có vị mắm đặc trưng. Quan trọng là thịt phải thái ngang thớ chứ thái dọc thớ kiểu gì ăn cũng dắt răng. Nhân phải xếp đều khắp phần thân bánh dài, tránh trường hợp lúc cắn vào chỗ có thịt chỗ không. Xếp rau cũng là một nghệ thuật, vừa vặn để khi cắn vào nhân không bị phòi ra. Thêm một chút dưa chua chua tròn vị mộc, đỡ đi cái béo ngậy của bơ và thịt mỡ. Cuối cùng là nước sốt, vừa béo vừa the cay dù có ớt hay không ớt đều ngon như nhau. Phần nước phải vừa để bánh ẩm, nhưng nếu nhiều sốt quá, ăn đến đoạn cuối cùng kiểu gì nước cũng chảy ra bẩn tay. 

Tóm lại, với mình bánh mì chuẩn ngon là vậy. Với kinh nghiệm ăn bánh mì bao năm, vào Hội An mua được cái bánh mì Madam Khánh hoàn hảo như thế với giá 25K. Chỉ tiếc là, như đã nói trên, bánh để lâu không ngon nên không thể đóng thùng mang về ăn dần. Thế nên, phải đến Hội An, ăn chiếc bánh mì gây thương nhớ.

IMG_3553-02

Subcribe để không bỏ lỡ các bài viết mới trên blog

[jetpack_subscription_form show_subscribers_total=”false” button_on_newline=”false” custom_font_size=”16px” custom_border_radius=”0″ custom_border_weight=”1″ custom_padding=”15″ custom_spacing=”10″ submit_button_classes=”” email_field_classes=”” show_only_email_and_button=”true”]

Bánh mì Madam Khánh: Tripadvisor

Những bài viết khác trên Blog: https://callmeviolet.com/category/blog/