Đây là tài liệu về học viết mà mình thực sự rất thích và để trong mục Read and Learn. Trong việc tự học để nâng cao khả năng viết của bản thân cũng như chia sẻ đến mọi người, mình sẽ dịch lại toàn bộ hướng dẫn viết luận do tác giả Jordan B Peterson. Mình cũng tự nhận thấy phần dịch của mình sẽ chưa thể sát 100% phần ý của tác giả do khả năng biên tập của mình còn hạn chế. Bạn có thể đọc bài gốc từ link dưới đây: Essay writing guide. Còn nếu, bạn gặp khó khăn trong việc đọc tài liệu tiếng Anh, có thể tham khảo bài dịch này. Mình sẽ cố gắng để phần dịch này sát nghĩa và đầy đủ ý nhất.

Tài liệu này hướng dẫn phương pháp gồm 10 phần, hướng dẫn viết một bài luận hoàn hào. Phần lớn, trong quá trình học, người học chỉ được giới thiệu về các kiến thức cơ bản của kỹ năng viết và chủ yếu tập trung vào định dạng, cấu trúc. Mặc dù những kiến thức này cần thiết nhưng chưa đủ. Nếu lần lượt làm theo 10 bước dưới đây, bài luận của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều. Qua tài liệu này, bạn sẽ học được cách để viết một bài luận tốt, một điều rất giá trị và đáng để đầu tư, học hỏi.

PHẦN I: GIỚI THIỆU

Bài luận (Essay) là gì?

Một bài luận là một đoạn văn tương đối ngắn viết về một chủ đề cụ thể. Tuy nhiên, từ “essay” trong Tiếng Anh cũng có nghĩa là thử sức hoặc cố gắng. Do đó, một bài luận là một đoạn văn ngắn được viết bởi một người nào đó đang cố gắng khám phá một chủ đề hoặc trả lời một câu hỏi.

Tại sao chúng ta viết luận?

Phần lớn sinh viên viết tiểu luận vì đó là bài tập bắt buộc trong chương trình học, được yêu cầu bởi giảng viên. Do đó, họ tin rằng viết luận quan trong nhất là để chứng minh kiến thức của họ với giáo viên của mình. Suy nghĩ này không ổn và nguy hiểm, mặc dù thực tế sinh viên nào cũng cần chứng mình khả nàng học thuật của mình.

Lý do chính để viết một bài luận là để người viết có thể hình thành và sắp xếp những ý tưởng phức tạp mang thông tin, có sự liên kết nhằm diễn đạt một vấn đề quan trọng.

Tại sao viết để triển khai ý diễn đạt một vấn đề lại quan trọng? Lý do là viết và suy nghĩ có những điểm tương đồng.  Suy nghĩ quan trọng vì hành động dựa trên sự suy nghĩ chín chắn sẽ hiệu quả hơn và có ít khả năng gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với hành động dựa trên sự thiếu hiểu biết. Bởi vậy, để có một cuộc sống an toàn, năng suất, gắn kết và sống theo cách bạn muốn thay vì vội vã, liều lĩnh, chán chường, thiếu chín chắn, chúng ta cần suy nghĩ về những vấn đề quan trong một cách kỹ lưỡng. Viết là cách tốt nhất để đào sâu những suy nghĩ này do viết hỗ trợ trí nhớ của chúng ta, khiến những suy nghĩ được sắp xếp, mài giũa, chỉnh sửa và làm sáng tỏ hơn.

Bạn có thể viết nhiều hơn là những gì bạn có thể nhớ, từ đó nhiều ý tưởng có thể được cân nhắc, xử lý cùng một lúc. Hơn nữa, khi được viết xuống, bạn có thể sắp xếp, thay đổi, chỉnh sửa câu chữ, đoạn văn theo ý mình muốn. Những ý tưởng không còn phù hợp có thể được loại bỏ sau khi cân nhắc một cách kỹ lưỡng, chỉ để lại những ý tưởng tốt. Những gì đã viết ra là những ý tưởng nguyên bản, có giá trị để sử dụng ngay hoặc chúng sẽ được lưu lại, tiếp tục cân nhắc, sắp xếp và chia sẻ khi cần thiết.

Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển, chúng ta có thể thấy người có khả năng hình thành, phát triển và truyền đạt lập luận tốt thường được đánh giá cao và thành công. Nếu bạn muốn ứng tuyển vào một vị trí công việc, bạn cần thể hiện mình là ứng viên phù hợp. Nếu bạn muốn tăng lương, bạn phải thuyết phục được cấp trên rằng bạn xứng đáng. Nếu bạn muốn cố gắng thuyết phục ai đó về giá trị của những ý tưởng bạn có, bạn cần tranh luận, đặc biệt ý tưởng của bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ý tưởng khác.

Viết lách giúp bạn rèn luyện khả năng suy nghĩ và giao tiếp của mình một cách hiệu quả. Người xưa thường nói bút sắc hơn gươm. Đây không phải những lời sáo rổng rẻ tiền. Có những ý tưởng đã thay đổi thế giới, đặc biệt khi chúng được viết ra. Người La Mã xây dựng đế chế của mình nhưng đến nay, đề chế La Mã và những công trình của nó đều không còn nữa. Người Do Thái viết một cuốn sách và cuốn sách đó vẫn được lưu truyền, đó là kinh thánh. Vì vậy, ngôn từ được viết ra có thể tồn tại lâu hơn đá, và có nhiều tác động hơn cả một đế chế.

Nếu bạn học viết và biên tập, bạn cũng sẽ có thể thấy được sự khác biệt giữa những ý tưởng tốt, được trình bày một cách thông minh và những ý tưởng tồi được đưa ra bởi những người thiếu kinh nghiệm và sự chín chắn. Điều đó cũng giống như bạn sẽ có thể nhặt lúa mì ra khỏi đám trấu. Khi đó, bạn sẽ được tiếp cận với những ý tưởng sâu sắc, vững chắc, tránh bị chìm đắm trong hệ tư tưởng tầm thường và ngu xuẩn có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của chính mình.

 Những người có tư duy tốt và khả năng giao tiếp sẽ có nhiều lợi thế để làm nhiều việc một cách thành thạo và hiệu quả hơn so với những người chưa phát triển khả năng này. Hơn nữa, ở những lĩnh vực phức tạp và vị trí đòi hỏi năng lực như luật, y khoa, học thuật, kinh doanh, thần học và chính trị, thì khả năng tư duy và giao tiếp lại càng trở nên tối quan trọng. Khả năng tư duy và giao tiếp tốt cũng có thể trở thành vũ khí báo vệ bản thân bạn, bạn bè, người thân trong những tình huống cần thiết ở nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc sống.

Ngôn ngữ định hình tâm trí con người ở cấp độ cao nhất và trừu tượng nhất. Do đó, nếu việc học viết sẽ giúp phát triển trí óc một cách có tổ chức hiệu quả, giúp hình thành một tư duy lý luận có cơ sở chắn chắn. Điều này cũng giúp bạn có nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất bởi vì sự thiếu minh mẫn và thiếu hiểu biết cũng dẫn đến những căng thẳng không cần thiết. Khi bị căng thẳng, chúng ta có xu hướng bị phản ứng thái quá với những việc vặt vãnh. Việc này cũng khiến tiêu hao năng lượng và khiến con người lão hóa nhanh hơn, đi kèm với tất cả những tác động tiêu cực liên quan tới sức khỏe trong quá trình lão hóa.

Vì vậy, rèn luyện khả năng viết (cũng như tư duy và giao tiếp) là quan trọng, trừ khi bạn muốn đắm chìm bản thân mình trong sự thiếu hiểu biết và mu muội. Nếu không, bạn sẽ bị cuốn theo những vòng xoáy cuộc đời. Cuộc sống sẽ khó khăn hơn, và bạn sẽ già đi nhanh chóng cùng với sự tầm thường đang thống trị bản thân mình.

Đừng đánh giá thấp giá trị của ngôn từ bởi vì không có chữ viết con người có lẽ vẫn đang sống trên cây. Khi viết một bài luận, bạn đang khai thác toàn bộ sức mạnh của văn hóa vào cuộc sống của mình. Đó là lý do mà chúng ta viết (ngay cả khi nó chỉ là một bài tập về nhà). Hãy bước qua những giới hạn của sự tầm thường, thiếu hiểu biết và tẻ nhạt để chinh phục những điều bạn chưa biết.

Công cụ bạn dùng để viết

Nếu bạn đang là học sinh, sinh viên hay bất kỳ ai thường xuyên phải viết, bạn nên đầu tư vào những phương tiện, công nghệ hỗ trợ cho việc này. Ngày này, khoản đầu tư này không tốn kém như trước đây. Bạn cần có máy tình cá nhân. Máy tình có bộ xử lý nhanh là một khoản đầu tư tốt nhưng không quá cần thiết nếu bạn chủ yếu dùng máy tính cho việc viết (Word Document). Bạn nên có 2 màn hình đặt cạnh nhau, mỗi màn hình khoảng 17 inch có độ phân giải tốt. Một màn hình chính sẽ là nơi bạn viết, màn hình còn lại để xem những bài viết tham khảo, hoặc mỗi màn hình hiển thị một bản nháp khác nhau của bài luận đang chỉnh sửa. Điều này giúp bạn làm việc dễ dàng, không phải di chuyển nhiều cửa sổ, và do đó sẽ hiệu quả hơn.

Ngoài màn hình, bạn cần một bàn phím tốt (chẳng hạn như Microsoft Natural Ergonomic). Những bàn phím bình thường và bàn phím của Laptop sẽ dễ làm tổn thương tay nếu bạn sử dụng chúng liên tục. Một con chuột tốt sẽ cho phép di chuyển nhịp nhàng, xử lý công việc dễ dàng hơn so với touchpad của laptop. Đặt bàn phím và màn hình sao cho bạn có thể giữ được tư thế ngồi thẳng, nhìn rõ màn hình trong suốt quá trình làm việc.

Hãy chọn một chiếc ghế thoải mái cho phép đầu gồi của bạn uốn cong 90 độ và bàn chân đặt trên sàn. Bạn có thể dành hàng giờ để viết bởi vậy hãy tạo cho mình một không gian làm việc yên tĩnh, tránh bị làm phiền để có thể xử ký bài luận một cách tốt nhất.

Viết khi nào?

Não của chúng ta hoạt động tốt nhất vảo buổi sáng. Sau khi thức dậy, hãy ăn sáng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bạn sẽ thấy tỉnh táo và minh mẫn hơn sau một giấc ngủ ngon và được nạp đủ năng lượng. Chỉ uống cà phê thôi không đủ chất. Hãy làm sinh tố hoa quả với sữa chua hoặc đi ra ngoài mua một bữa sáng nếu bạn muốn. Sau đó bạn hãy dành 90 phút đến 3 tiếng liên tục để viết. Tuy nhiên, chỉ cần 15 phút tập trung cũng có thể mang lại kết quả tốt, đặc biệt nếu bạn viết mỗi ngày.

Đừng chờ đợi khi nào bạn có nhiều thời gian rảnh để bắt đầu. Đừng biến thành công của bạn phụ thuộc vào điều kiện rảnh đó, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt hoặc ngay lúc này. Những nhà văn giỏi nhất viết mỗi ngày, dù mỗi ngày họ chỉ cần viết một chút.

Khi bắt đầu bao giờ cũng khó khăn, bởi tâm trí bạn sẽ không chịu để bạn ngồi yên. Bạn có thể muốn lướt Facebook, xem Youtube, đọc các nội dung trực tuyến, hay làm những việc khác. Điều này khiến bạn mất tập trung. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn, cố gắng từ chồi mọi cám dỗ trong 15 phút đầu tiên, rồi bạn sẽ cảm thấy tâm trí mình bình yên trở lại để tập trung vào việc viết. Hãy thực hành rèn luyện sự tập trung mỗi ngày, bạn sẽ hạn chế được nhiều thời gian bị phân tán. Dù việc tập trung này sẽ rất khó, nhưng bạn sẽ thu lại được kết quả xứng đáng nếu như bạn cố gắng mỗi ngày.

Bạn không cần phải ngồi liền 6 tiếng đồng hồ chỉ để viết. Ba tiếng viết mỗi ngày là phù hợp để duy trì hàng ngày. Đừng viết vào cuối ngày khi đã quá muộn, nó sẽ khiến tâm trí bạn trở nên quá tải. Thay vào đó, hãy dành cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian tập trung cao độ. Ba giờ làm việc hiệu quả tốt hơn nhiều so với mười giờ bị xao nhãng, không năng suất, cho dù bạn ngồi trong thư viện cả ngày.

PHẦN II: CÁC CẤP ĐỘ VIẾT

Từ, câu, đoạn văn và hơn thế nữa

Giống như bất kỳ bài viết nào, một bài luận được cấu thành từ nhiều cấp độ từ thấp đến cao. Đơn vị nhỏ nhất là từ – cấp độ 1. Nhiều từ được sắp xếp có chủ ý tạo thành câu – cấp độ 2. Mỗi câu diễn ta một ý. Nhiều câu được sắp xếp hợp lý và theo trình tự, đúng ngữ pháp tạo thành đoạn văn – cấp độ 3. Theo nguyên tắc chung, mỗi đoạn văn nên có ít nhất 10 câu hoặc 100 từ. Quy tắc này có thể không đúng, nhưng ban đầu, hay tuần theo quy tắc, cho đến khi kỹ nàng của bạn được nàng cao hơn. Bạn chỉ nên phá vỡ quy tắc khi bạn đã hiểu rõ chúng.

Ví dụ dưới đây được trích từ tài liệu tên là “Codex Bezae”:

Chúa đang đi trên đường và ngày Sabbath. Theo truyên thống, những người Do Thái không được phép làm việc vào ngày này. Tình cờ, Chúa nhìn thấy một người chăn cừu đang cố gắng giải thoát con cừu ra khỏi cái hố. Trời rất nóng và rõ ràng đàn cừu sẽ không thể chịu được nếu đứng cả ngày dưới sa mạc. Đó còn là ngày Sabbath, ngày không ai được làm việc. Chúa nhìn người chăn cừu và nói “Người kia, nếu ngươi quả thực biết điều mình đang làm, thì ngươi sẽ được ban phước, nhưng nếu không biết, người sẽ bị nguyền rủa vì là kẻ vi phạm luật”. Sau đó, ngài tiếp tục đi trên con đường của mình.

Vấn đề ở chỗ, ngày nghỉ được sinh ra là có lý do, nếu không mọi người sẽ luôn phải làm việc. Điều đó khiến họ kiệt sức và không hạnh phúc. Họ sẽ chỉ làm việc và cạnh tranh nhau cho đến chết. Vì vậy, nếu đã đã lúc cần nghỉ ngơi thì hãy nghỉ ngơi, đừng vi phạm quy tắc. Tuy nhiên, để một con cừu chết giữa cái nắng sa mạc cũng là điều không nên, và thêm một chút sức lực sẽ cứu được nó. Vì vậy, nếu bạn tôn trọng quy tắc và ý thức được tầm quan trọng của nó như một bức tường thành chống lại sự hỗn loạn của sự thiếu hiểu biết và bạn vẫn quyết định phá vỡ quy tắc này một cách cẩn thận bởi vì hoàn cảnh buộc bạn phải làm điều đó, thì lúc này bạn đã hiểu rõ quy tắc và khả năng của bạn được nâng cao. Tuy nhiên, đừng là một kẻ bất cẩn, thiếu hiểu biết và chống đối.

Mọi quy tắc sinh ra đều có lý do. Bạn chỉ được phá vỡ quy tắc nếu bạn đã rất thành thạo và hiểu rõ mọi vấn đề. Nếu không, đừng nhẫm lẫn sự thiếu hiểu biết với sự sáng tạo hay phong cách.

Khi viết, hay tuân theo những quy tắc bởi điều này sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hơn, họ biết rõ những điều mình tìm kiếm. Đôi khi những quy tắc không phải là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, chúng vẫn là một hướng dẫn hiệu qua khi bạn mới bắt đầu. Ví dụ, hãy đặt mục tiêu viết những đoạn văn dài 10 câu hoăc 100 từ khi bạn mới tập viết.

Một đoạn văn gồm  nhiều câu nên trình bày một ý duy nhất. Nếu bạn không thể nghĩ ra 100 từ để diễn tả ý tưởng của mình, đó có thể không phải một ý tưởng tốt và đòi hỏi bạn cần suy nghĩ thêm. Nếu đoạn văn của bạn dài quá 300 từ, có thể nó đang diễn đạt nhiều hơn 1 ý và nên được chia nhỏ thành nhiều đoạn.

Các đoạn văn trong bài phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý – cấp độ 4, đây là bước quan trọng nhất khi viết luận. Mỗi đoạn văn tốt là cơ sở để hình thành một bài luận tốt.

Cấp độ 5 là toàn bộ bài luận. Mặc dù mọi đơn vị nhỏ hơn của bài luận đều có vẻ hoàn hảo như từ, câu, đoạn văn và thứ tự các đoạn văn đều tốt nhưng chưa đủ để tạo nên một bài luận tốt nếu không thể hiện một vấn đề thú vị và có giá trị. Một người viết có năng lực nhưng thiếu sự nhạy bén cũng khó có thể hiểu được sự thất bại này, bởi vì các nhà phê bình không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Vậy liệu tôi đã mặc lỗi ở đâu”. Một bài luận không có tính độc đáo hay sáng tạo đơn giản chỉ là một bài luận không hay. Đôi khi một người sáng tạo, dù không thành thạo kỹ thuật viết như những người viết chuyên nghiệp lại mặc phải những sai lầm ngược lại. Họ lựa chọn từ ngữ không tốt, cấu trúc câu và tổ chức câu trong đoạn văn kém mạch lạc, các đoạn văn trong bài thiếu sự liên kết, nhưng bài luận tổng quan vẫn có thể thành công. Lý do là có những suy nghĩ, ý tưởng có giá trị bị mắc kẹt trong sự tuyệt vọng khi muốn tìm ra cách diễn đạt phù hợp.

Cảnh giới cao hơn của viết

Ngoài năm cấp độ trên, một bài luận cần được đặt trong một bối cảnh cụ thể (cấp độ 6) và phù hợp với văn hóa của người đọc (cấp độ 7). Tại sao người đọc cần phải biết những gì được trình bày trong bài luận này? Một bài luận giúp người viết bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm của mình một cách thẳng thắn, nhưng quan trọng hơn đó là phương thức giao tiếp với độc giả.

Một bài luận thành công cần phải đạt được tất cả 7 cấp độ này. Điều này tuy rất khó nhưng chính sự khó khăn đó đã tạo nên giá chị của bài viết.

Suy nghĩ về tính thẩm mỹ và sự cuốn hút

Cách diễn đạt trong bài luận cần ngắn gọn, sút tích và hiệu quả cũng như đảm bảo tình thẩm mỹ, vẻ đẹp, sự du dương và thơ mộng, giàu tính diễn đạt của ngôn từ. Cuối cùng, nếu người viết thấy nhàm chán khi đang viết thì người đọc cũng sẽ không hứng thú với bài luân này. Điều này có nghĩa có một điều gì đó không ổn. Hãy nghĩ theo hướng này: “Tại sao bạn lại không thấy hứng thú? Tại sao bạn lại viết những gì mà mình không thấy hứng thú? Tâm trí của bạn không thể bị đánh lừa bởi bản ngã, bạn không thể bị bắt ép làm điều gì đó mà chính bản thân bạn không thấy nó hữu ích và thú vị. Việc tự nhiên thấy rằng những gì mình đang tạo nên không đáng được chú ý khiến bạn thấy nhàm chán.

Nếu bạn cảm thấy chán nản với chính những gì mình đang viết, có thể bạn đã chọn sai chủ đề hoặc bạn đang tiếp cận một chủ đề hay nhưng không đúng cách. Có thể bạn đang bực bội với việc phải viết một bài luận (như một bài tập được giao), hoặc sợ rằng sản phẩm của mình không được đón nhận, hoặc bạn đang thấy mình lười biếng, không đủ kỹ nàng, hoài nghi về bản thân mình, thấy việc viết là không cần thiết hoặc bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực khác.

Bạn cần có tư duy đúng đắng để có thể viết một cách hiệu quả. Vẻ đẹp của tâm hồn và một phần của tính thẩm mỹ. Viết để tạo ra một thứ gì đó có giá trị, vẻ đẹp và sự cao quý. Nếu khi viết, bạn không cảm nhận được vẻ đẹp đó thì rất khó có thể viết một cách hiệu quả. Chúng ta cần phải dành thời gian suy ngẫm một cách nghiêm túc về lý do tại sao bạn không muốn theo đuổi những giá trị, vẻ đẹp và sự cao quý này trong bài viết của mình? Liệu người viết có đang cố ý tạo ra một điều gì đó thiếu tính thẩm mỹ và thiếu nhân văn, hay muốn phá hủy điểu gì đó thay vì xây dựng và đóng góp?

Chọn một đề tài mà bạn thấy hứng thú, thiết thực và quan trọng là phần khó nhất khi viết. Bạn muốn trả lời câu hỏi gì? Nếu bạn được cho sẵn một danh sách các chủ đề cần viết, thì việc cần làm ở đây là hãy triển khai chủ đề đó theo cách bạn muốn. Đây là một nỗ lực về cả tâm lý và tinh thần.

Nếu bạn đã xác định được một chủ đề cho mình, thì hãy đặt bản thân vào vị trí liên kết với các cấp độ sâu sắc hơn của tâm lý và tinh thần để suy nghĩ. Nếu ở những cấp độ sâu sắc này, bạn thấy rằng không muốn hoặc không cần trả lời câu hỏi nào cả, thì thực ra trong sâu thẳm, bạn cũng không quan tâm đến chủ đề này đến vậy. Việc bạn có thực sự quan tâm đến đề tài hay không là bằng chứng về độ quan trọng, tính cấp thiết của chủ đề. Bạn, hoặc một phần nào đó trong bạn, cần một câu trả lời để có thể giải quyết một vấn đề nào đó của cuộc sống. Ví dụ, một người đang tuyệt vọng có thể đặt ra câu hỏi “Sống để làm gì?”. Câu hỏi này quan trọng và đòi hỏi một câu trả lời khiến người ta hiểu tại sao ta phải gánh chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống này đến vậy. Không nhất thiết bài luận của bạn phải cứu sống một ai đó nhưng đừng lãng phí thời gian của mình với những ý tưởng không phù hợp với bạn.

Vì vậy thái độ đúng đắn là cực kỳ quan trọng khi viết để tạo nên một bài luận đẹp đẽ, có giá trị.

Sau cùng, hãy nhớ rằng hoàn thành quan trọng hơn hoàn hảo. Hầu hết những sinh viên không vượt qua những yêu cầu của bài tập không phải vì họ không có kỹ nàng mà hởi vì họ không viết gì cả hoặc viết những không dám nộp bài, nên họ nhận được điểm 0. Số 0 này như một hố đen, làm hỏng những nỗ lực của bạn. Những bài luận được nộp, dù viết dở đến đâu thì người viết cũng nhận được sự đánh giá nhất định, ít nhất là điểm C. Bởi vậy, đừng biến mình trở thành một con số 0. Hãy viết điều gì đó, bất kể bạn nghĩ nó chưa hoàn hảo bởi vì dù bạn có thấy ý tưởng đó thật thảm hại nhưng đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân của bạn mà thôi.

PHẦN III: CHỦ ĐỀ VÀ DANH SÁCH CẦN ĐỌC

Chủ đề là câu hỏi quan trọng mà đang cố gắng tìm câu trả lời. Dưới đây là ví dụ về một số câu hỏi chủ đề:

  • Ác quỷ có tồn tại không?
  • Có phải tất cả các nền văn hóa đều đáng được tôn trọng như nhau không?
  • Một người nam và một người nữ nên đối xử với nhau như thế nào trong một mối quan hệ?
  • Điều gì làm nên một người tử tế

Những chủ đề trên đây rất chung chung, trừu tượng, mang tính triết học. Các chủ đề tốt không nhất thiết phải quá trừu tượng như vậy mà có thể cụ thể hơn, ví dụ:

  • Những sự kiện chính trong sự cai trị của Julius Caesar là gì?
  • Tác phẩm “The Sun Also Rises” của Ernest Hemingway có phải là một cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn không?
  • Lý thuyết về tâm lý của Carl Jung và Sigmund Freud tương phản nhau như thế nào?
  • Khái niệm thời gian của Newton và Einstein khác nhau như thế nào?
  • Cuộc chiến tranh Iraq gần đây là cuộc chiến vì chính đáng hay phi nghĩa?

Bạn có thể bắt đầu quá trình viết của mình theo hai cách: chọn một chủ đề trong danh sách những chủ đề tiềm năng hoặc xây dựng một danh sách những tài liệu cần đọc. Nếu bạn nghĩ rằng bạn biết rõ chủ đề mình quan tâm, hãy bắt đầu với Chủ đề. Nếu bạn không chắc chắn, hãy bắt đầu xây dựng Danh sách đọc của bạn để tìm thêm ý tưởng.

Chọn chủ đề

Liệt kê những câu hỏi mà bạn quan tâm (Danh sách từ 1 đến 10).

Nếu bạn không liệt kê được danh sách này, bạn cần đọc thêm tài liệu tham khảo. Người ta có thường nói về “Reader’s block” – tình trạng có rất nhiều cuốn sách muốn đọc nhưng không thể tập trung khi đọc bất kỳ cuốn sách nào. Nếu bạn không thể viết, điều đó có nghĩ bạn không có một vấn đề gì cần chia sẻ và bạn không ý tưởng nào hay ho. Tương tự như “Reader’s Block”, đừng phạm phải “Writer’s block”. Hãy đọc để có thêm ý tưởng. Nếu chưa tìm được cảm hứng nào hãy đọc thêm, và đọc đến khi nào vấn đề “block” của bạn được giải quyết thông suốt.

Danh sách tham khảo (Reading list)

Liệt kê ra những gì bạn phải đọc hoặc muốn đọc bao gồm những cuốn sách và bài báo khoa học. Nếu bạn không biết tài liệu nào là hữu ích thì hãy bắt đầu với Wikipedia hoặc các nguồn bách khoa toàn thư mở và xem danh sách các tài liệu tham khảo của chúng để để xây dựng Reading list của mình. Đây là một cách hay để bắt đầu.

Nếu bạn tìm thấy các tác giả viết về chủ đề mà bạn quan tâm, hãy xem bài viết của họ đã tham khảo những tài liệu nào (trong mục Reference list).

Giả sử, bạn cần tham khảo 5 đến 10 cuốn sách hoặc bài báo để viết một bài luận 1000 từ. Hãy liệt kê các tài liệu tham khảo cùng với các ghi chú về chúng. Bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây.  

Reading 1.

Ghi chú: (Phần sau sẽ giải thích kỹ hơn về cách ghi chú):

Reading 2. 

Ghi chú:

Reading 3. 

Ghi chú:

Reading 4. 

Ghi chú:

Reading 5. 

Ghi chú:

Reading 6. 

Ghi chú:

Reading 7. 

Ghi chú:

Reading 8. 

Ghi chú:

Reading 9. 

Ghi chú:

Reading 10 (Lặp lại bước này nếu thấy cần thiết).

Ghi chú (Lặp lại bước này nếu thấy cần thiết):

Cách ghi chú

Khi đọc các  tài liệu tham khảo hãy xem liệu có bất cứ điều gì bạn thấy thu hút hay không. Đây có thể là các vấn đề bạn thấy cần thiết hoặc những điều bạn không đồng ý và muốn tìm hiểu thêm. Hãy để ý đến phản ứng cảm xúc của mình khi đọc những tài liệu này. 

Bạn cũng cần ghi chép lại những nội dung liên quan đến Reading list. Khi bạn ghi chú, hãy đọc để hiểu vấn đề. Bạn cũng không cần phải highlight hoặc gạch chân các câu trong tài liệu bởi việc này không có nhiều tác dụng. Hãy đọc và hiểu vấn đề. Đọc một chút rồi viết ra những gì bạn đã học được hoặc bất cứ câu hỏi nào nảy sinh trong đầu bạn. Đừng chỉ copy, mà hãy diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của riêng mình, bạn hiểu những gì mà tác giả trình bày trong tài liệu như thế nào. Sau đó, những ghi chú này sẽ giúp bạn triển khai ý khi xây dựng bài viết của mình.

Hãy chỉ ghi lại những ý chính, những nội dung quan trọng. Nếu ai đó hỏi bạn “Ngày hôm nay thế nào?”, đừng trình bày từ khi bạn mở mắt, đánh răng rửa mặt ra sao. Người nghe sẽ không muốn nghe những điều đó đâu. Cần tránh những chi tiết thừa. Sẽ tốt hơn nếu bạn ghi chép sau khi đóng sách lại để tránh việc sao chép từng chữ y nguyên tài liệu tham khảo, đừng đánh lừa bản thân rằng bạn hiểu và đang làm việc hiệu quả nhưng sự thực thì không.

Nếu việc ghi chú sau khi đã đọc hết tài liệu khó khăn với bạn, hãy thử đọc từng đoạn một. Sau đó, ngẩng đầu lên và tự hỏi, đoạn văn trên nói về vấn đề gì. Trả trời câu hỏi trên và nhanh chóng ghi lại câu trả lời của mình.

Có thể bạn sẽ phải đọc và ghi chú từ 2 đến 3 lần trước khi viết bài luận của mình. Điều này là cần thiết. Để có thể viết một cách rõ ràng, mạch lạc và sâu sắc, bạn cần thực sự hiểu rõ và biết nhiều hơn những gì bạn muốn trình bày. Việc này giúp bạn đạt được cấp độ 6 và cấp độ 7 của việc viết, giúp người đọc hiểu rõ bối cảnh bao trùm vấn đề được trình bày. Từ những ghi chú của mình, bạn sẽ có thể tìm được 8 đến 10 câu hỏi chủ đề. Những câu hỏi này có thể sẽ được chỉnh sửa về sau, chỉ cần viết chúng ta.

PHẦN IV: LẬP DÀN Ý

Sau khi đã có danh sách các chủ đề tiềm năng và tài liệu tham khảo, giờ hãy chọn một chủ đề cụ thể để bắt đầu viết.

Quy tắc: Bản nháp đầu tiên luôn phải dài hơn bản cuối cùng. Ban đầu, bạn có thể viết bất cứ điều gì bạn muốn sau đó loại bỏ những gì không cần thiết nữa, chỉ giữ lại những gì tốt nhất. Việc cố gắng viết chính xác đủ số từ yêu cầu ngay từ lần viết đầu tiên. Việc này sẽ giới hạn tâm trí của bạn và khiến bạn chậm lại. Bản nháp đầu tiên thường dài hơn số từ được yêu cầu 25%.

Độ dài bạn cần viết:

  • Số từ
  • Số trang
  • Thêm 25% vào độ dài được yêu cầu trên.

Sau đó, chúng ta cần lập dàn ý. Đây là một bước khó nhưng đó là việc bắt buộc. Dàn ý trong bài luận cũng giống như xương sống của cơ thể. Chúng trình bày hình thức cơ bản và cấu trúc của bài viết. Hơn nữa, dàn ý là những lập lập cơ bản (gồm câu chủ đề, luận điểm và các từ bổ trợ cho luận điểm đó).

Để viết 1 bài luận 1000 từ, cần có dàn ý gồm 10 câu. Tuy nhiên, dàn ý không nên dài hơn 15 câu cho dù bài luận có dài đến vài ngàn từ. Lý do là vì với độ dài hơn 15 câu, rất khó để người viết ghi nhớ hết các lập luận và từ đó đánh giá chất lượng cấu  trúc bài viết. Vì vậy, hãy viết một dàn ý từ 10 – 15 câu. Nếu bài luận dài hơn 1000 từ, hãy sử dụng các ý phụ (sub-outline) bổ trợ cho ý chính. Dưới dây là ví dụ cho một dàn ý cho bài luạn 1000 từ.

Câu hỏi chủ đề: Giới thiệu về Abraham Lincoln?

Dàn ý:

  • Tại sao người ta nhớ đến Abraham Lincoln? (Ông ấy nổi tiếng với vai trò gì?)
  • Những sự kiện quan trọng trong thời thơ ấu của ông ấy là gì?
  • Thời niên thiếu và tuổi trường thành của ông ấy?
  • Abraham Lincoln bước vào chính trường như thế nào?
  • Những thách thức lớn mà Abraham Lincoln  phải đối mặt là gì?
  • Các vấn đề chính trị và kinh tế cơ bản dưới thời của Abraham Lincoln là gì?
  • Kẻ thù của ông ấy là ai?
  • Abraham Lincoln đã đối phó với những kẻ thù của mình như thế nào?
  • Những thành tựu chính của Abraham Lincoln là gì?
  • Abraham Lincoln mất như thế nào?

Dưới đây là ví dụ cho dàn ý bài luận 3000 từ:

Chủ đề: Chủ nghĩ tư bản là gì?

  • Đĩnh nghĩa về chủ nghĩ tư bản?
    • Tác giả 1
    • Tác giả 2
    • Tác giả 3
  • Chủ nghĩ tư bản phát triển ở đâu, khi nào?
    • Quốc gia 1
    • Quốc gia 2
  • Lịch sử, các giai đoạn phát triển ?
    • Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong 50 năm đầu tiên sau khi hình thành
    • Sau 50 năm chủ nghĩ tư bản tiếp tục phát triển như thế nào?
    • Chủ nghĩ tư bản ngày nay
  • Lợi thế của chủ nghĩ tư bản
    • Tạo ra sự giàu có
    • Tiến bộ công nghệ
    • Quyền tự do cá nhân
  • Mặt trái của chủ nghĩ tư bản?
    • Phân cấp xã hội, phân bổ không đồng đều
    • Ô nhiễm và các tác động xã hội tiêu cực khác
  • Các chủ nghĩa khác ngoài chủ nghĩa tư bản?
    • Chủ nghĩa Phát Xít
    • Chủ nghĩa xã hội
    • Hệ quả của những chủ nghĩa thay thế này
  • Sự phát triển trong tưởng lai của chủ nghĩa tư bản
  • Kết luận

Chú ý, chúng ta không nên viết những câu giới thiệu và kết luận sáo rộng, lặp lại. Phần giới thiệu trình bày mục đích và các phần chính của bài viết. Hãy thử viết 10 câu dàn ý (Outline sentence ) cho bài luận của bạn:

1. Outline sentence 1:

2. Outline sentence 2:

3. Outline sentence 3:

4. Outline sentence 4:

5. Outline sentence 5:

6. Outline sentence 6:

7. Outline sentence 7:

8. Outline sentence 8:

9. Outline sentence 9:

10. Outline sentence 10 (Viết 15 câu dàn ý nếu thấy cần thiết):

PHẦN V: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN

Viết từ 10 đến 15 câu phát triển ý ở mỗi outline sentence để xây dựng các đoạn văn. Hãy thêm, những ý nhỏ bổ trợ cho outline sentence và liên tục chỉnh sửa các câu và dàn ý nếu cần thiết. Sử dụng ghi chú triển khai ý. Ở bước này, nên để định dạng khoảng cách đơn (Single Spacing) giữa các dòng để bạn có thể nhìn được bao quát những gì mình viết. Sau khi hoàn thiện, chúng ta sẽ định dạng văn bản sau.

Đừng lo lắng liệu bạn đã viết tốt chưa hay cấu trúc câu và ngữ pháp có sai không. Bạn sẽ đọc lại để biên tập sau. Quá trình viết luận này gồm 2 phần. Đầu tiên, hãy hoàn thiện bản nháp đầu tiên một cách nhanh chóng dù nó có thể có nhiều lỗi. Hãy sử dụng ghi chú của mình, mở rộng các ý và viết sơ bộ những ý tưởng bạn có. Nếu bạn thấy khó khăn khi phát triển outline sentence đầu tiên, bạn có thể chuyển luôn sang câu tiếp theo vì bạn có thể quay lại đoạn trên để viết sau. Bước thứ 2 là chỉnh sửa, sắp xếp lại và bỏ đi những phần không cần thiết. Việc làm đồng thời cả hai bước này (vừa viết vừa sửa) sẽ tốn nhiều thời gian hơn và sẽ gây khó chịu.

Dưới đây là một ví dụ đoạn văn phát triển outline sentence của một topic đã nêu ở Phần 4. Những nguồn tham chiếu được được viết dưới dạng (Reference, năm). Các định dạng này sẽ được thảo luận ở phần sau.

Outline sentence: Đĩnh nghĩa về chủ nghĩ tư bản?

Không có một định nghĩ cụ thể cho một phạm trù phức tạp như chủ nghĩa tư bản. Có nhiều định nghĩa được các tác giả đưa ra. Trong đó, các nhà tư tưởng tự do hoặc bảo thủ nhấn mạnh tầm quan trọng của tài sản tư nhân và các quyền sở hữu đi kèm với tài sản đó nhưng đặc trưng cơ bản nhất của chủ nghĩa tư bản (Reference, năm). Tài sản tư nhân (bao gồm hàng hóa có giá trị và phương tiện sản xuất chúng) có thể được trao đổi tự do với cá tài sản khác trên thị trường mà giá cả được quy định bởi nhu cầu của cộng đồng chứ không phải bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào. Ngoài ra, các nhà tư tưởng nhấn mạnh đến hiệu quả của sản xuất và chất lượng, lợi nhuận là động lực của hiệu quả. Họ tin rằng chi phí thấp là điều các nhà sản xuất mong muốn và cạnh tranh bình đẳng sẽ giúp đảm bảo giá thấp hơn.

Ngược lại, phong trào Xã hội chủ nghĩa thế giới (Reference, năm), một liên mình quốc tế gồm các đảng phải chính trị cực tả, định nghĩa chủ nghĩa tư bản là quyển sở hữu tư liệu sản xuất của một thiểu số người, gọi là giai cấp tư bản, những người bóc lột giai cấp công nhân để tạo ra lợi nhuận cho mình. Giai cấp công nhân là những người bán khả năng lao động của mình để được trả lương. Những nhà tư tưởng theo chủ nghĩa xã hội  tin rằng, lợi nhuận chỉ là động lực thức đẩy chủ nghĩa tư bản và động cơ lợi nhuận về cơ bản là sự bóc lột. Ngoài ra, các nhà bảo vệ môi trường có có xu hướng đưa thế giới tự nhiên vào danh sách các mục tiêu bóc lột của các nhà tư bản (Reference, năm). Các nhà tư tưởng cánh hữu coi những vấn đề nảy sinh từ hệ thống tư bản là có thật nhưng không quan trọng bằng các vấn đề do các hệ thống kinh tế, chính trị tạo ra. Các nhà tư tưởng cảnh tả coi chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề nghiêm trọng như đói nghèo, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường và tin rằng những hệ thống kinh tế,m chính trị khác sẽ tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.

Cả hai đoạn văn trên đều triển khai ý ở outline sentence đầu tiên. Người viết nên cho người đọc biết bài luận nói về vấn đề gì và những câu hỏi nào sẽ được giải quyết. Hãy thu hút sự chú ý của người đọc ngay lập tức tránh lan man.

Khi triển khai hết ý có 10-15 outline sentences, chúng ta đã hoàn thành bản nháp đầu tiên.

PHẦN VI: CHỈNH SỬA, BIÊN TẬP

 Ở bước này, hãy nhìn từng câu bạn vừa viết bằng cách tách rời chúng ra khỏi đoạn văn, trình bày thành từng dòng riêng biệt. Sau đó thử viết lại từng câu theo một cách diễn đạt khác. Nghĩa ban đầu của câu gốc có thể thay đổi một chút khi được viết lại. Có thể câu viết lại sẽ trôi chảy, chính xác và giàu ý nghĩa hơn. Lặp lại việc chỉnh sửa từng câu trong bài theo nguyên tắc sau:

  • Câu ngắn gọn và đơn giản và một câu tốt, mọi từ không cần thiết cần được loại bỏ. Những người viết mới nên bắt đầu với những câu ngắn. Xem liệu bản có thể cắt giảm độ dài của mỗi câu từ 15 đến 25% hay không.
  • Sử dụng từ ngữ chính xác. Đừng dùng những từ mà bạn không thấy thoải mái hay chắc chắn về nghĩa của nó. Thông thường, người viết mới cố gắng gây ấn tượng với người đọc bằng vốn từ của họ. Điều này đôi khi phản tác dụng bởi vì các từ được sử dụng tuy đúng kỹ thuật nhưng không có nội hàm và không phù hợp với ngữ cảnh. Một nhà văn lão luyện sẽ phát hiện ra những sai lầm ngay lập tức và xem chúng như hình thức ngụy trang và lừa dối. Hãy viết rõ ràng từng từ với vốn từ vựng mà bạn nắm rõ.

Đọc lại những câu đã viết (đọc thành tiếng) và cảm nhận xem chúng có ổn không. Nếu thấy không ổn, có gì đó trúc trắc, hay xem xét bạn có thể diễn đạt lại bằng lời như thế nào. Lắng nghe điều bạn nói ra và ghi lại. Viết lại từng câu. Khi đã hoàn thành việc chỉnh sửa toàn bộ các câu của đoạn văn, đọc lại phiên bản câu cũ và mới để so sánh. Lựa chọn những câu tốt hơn để đưa vào đoạn văn của bạn. Làm tương tự với các đoạn văn còn lại.

Sau khi chỉnh sửa từng câu, hãy xem thứ tự các câu trong đoạn văn đã hợp lý hay chưa. Chỉnh sửa lại vị trí hoặc thay đổi câu nếu cần thiết. Bạn có thể bỏ những câu không cần thiết. Nếu bạn đã hài lòng với đoạn văn thứ nhất, mọi câu văn đều cần thiệt, ngắn gọn, rõ ràng và được sắp xếp hợp lý, hãy chuyển sang sắp xếp lại đoạn tiếp theo, cho khi hết bài.

 PHẦN VII: SẮP XẾP LẠI CÁC ĐOẠN VĂN TRONG BÀI

Tương tự với việc sắp xếp các câu trong đoạn, hãy nhìn lại thứ tự các đoạn trong bài luận. Có thể trong quá trình biên tập và chỉnh sửa, bạn sẽ thấy thứ tự ban đầu của đoạn không còn phù hợp nữa. Hãy sắp xếp lại, di chuyển chúng cho đến khi bạn thấy hài lòng và cải thiện hơn so với ban đầu.

PHẦN VIII: XÂY DỰNG DÀN Ý MỚI – BẢN NHÁP THỨ 2

Ở bước này thì bản nháp thứ hai mới được xây dựng nhưng là  một phiên bản tương đối hoàn thiện. Ở bản nháp đầu tiên, bạn đã xác định được các nguồn tham khảo, sử dụng ghi chú của mình, viết ra các lập luận và viết ra những ý tưởng của mình và chỉnh sửa sắp xếp lại câu văn, đoạn văn. Dù bước này chưa phải hoàn thành nhưng sẽ giúp bạn viết một bài luận giàu thông tin, chính xách, mạch lạc thậm chí trang nhã và đẹp đẽ hơn.

Bước này có thể khiến người viết khó chịu và thấy không cần thiết, nhưng đây là bước có thể biến một cậu bé thành một người đàn ông trưởng thành và một bé gái thành một người phụ nữ xinh đẹp hay bất cứ phiên bản đẹp dẽ hơn mà bạn mong muốn.

Đọc lại những gì bạn đã hoàn thành ở phần VII. Sau đó cố gắng viết một dàn ý khác gồm 10-15 câu. Đừng nhìn lại và copy dàn ý bạn đã làm ở bước trên. Hãy xây dựng dàn ý và các lập luận của mình bằng trí nhớ, bởi vì khi bạn nhớ lại, bạn sẽ đơn giản hóa vấn đề và chỉ giữ lại những điều quan trọng và nổi bật. Bộ nhớ của bạn sẽ đóng vai trò như một bộ lọc, loại bỏ những ý không cần thiếp, giữ lại và sắp xếp lại những ý quan trọng, những thông tin hữu ích. Bước này sẽ giúp bạn chắt lọc những gì đã viết chỉ còn những điều tinh túy, bản chất nhất.

Viết một dàn ý mới:

1. New outline sentence 1:

2. New outline sentence 2:

3. New outline sentence 3:

4. New outline sentence 4:

5. New outline sentence 5:

6. New outline sentence 6:

7. New outline sentence 7:

8. New outline sentence 8:

9. New outline sentence 9:

10. New outline sentence 10 (viết thêm nếu thấy cần thiết)

Sau khi có một dàn ý mới, hãy điền những nội dung bạn đã có từ bài bản nháp đầu tiên vào dàn ý này (cut – paste). Để làm điều này, hãy mở 2 file soạn thảo (Word Document) cạnh nhau. File đầu tiên là dàn ý mới và file thứ 2 là bản thảo đầu tiên bạn đã hoàn thành ở phần VIII. Sau đó hãy cut-past các đoạn văn vào dàn ý mới.

Bạn có thể sẽ nhận ra những điều bạn đã viết có thể không cần thiết nữa. Hãy bỏ đi những gì không cần thiết, không đạt yêu cầu và giữ lại những phần quan trọng.

Sau khi hoàn thành việc cut-paste này, bạn sẽ có một bài luận theo dàn ý mới. Đó là bản hoàn thiện nhất.

PHẦN IX: TIẾP TỤC CHỈNH SỬA

Nếu bạn muốn tiếp tục cải thiện bài viết của mình, hãy lặp lại quy trình biên tập trên: viết lại câu, sắp xếp lại thứ tự câu, sắp xếp đoạn văn trong bài và tạo một dàn ý mới. Thông thường, bạn nên dành nhiều ngày để làm việc này để có thể nhìn lại những gì mình tạo ra với một đôi mắt mới mẻ.

Bạn sẽ thực sự hoàn thành đến khi nào không còn gì để chỉnh sửa nữa. Nói chung, bạn có thể biết liệu bài viết đã hoàn thành hay chưa khi bạn cố gắng viết lại câu/ đoạn văn mà không chắc chắn rằng phiên bản mới có cải thiện hơn so với bản cũ.

PHẦN X: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bạn phải trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo chứa các ý kiến bạn tiếp thu và sử dụng trong bài viết của mình. Nếu không, bạn sẽ mắc phải lỗi đạo văn (ăn cắp trí tuệ). Reference là danh sách các tài liệu chứa luận điểm thông tin bạn dùng trong bài viết của mình. Còn Bibliography là danh sách những tài liệu bạn đọc để có được thông tin cơ bản liên quan nhưng không có ý nào cụ thể được dùng trong bài. Có nhiều quy ước người viết cần tuần theo để trình bay reference và bibliography.

Các quy ước của hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA – American Psychological Association) được sử dụng phổ biến. Quy ước này thường yêu cầu sử dụng họ của tác giả trong hoặc đơn sau nội dung cần tham chiếu. Ví dụ:

It is necessary to add a reference after a sentence containing an opinion which is not your own, or a fact that you have acquired from some source material (Peterson, 2014).

Câu văn này có thể được viết lại như sau:

Peterson (2014) claims that it is necessary to add a reference after a sentence containing an opinion which is not your own, or a fact that you have acquired from some source material.

Ngoài ra, còn có nhiều các quy ước khác bao gồm việc sử dụng trích dẫn trực tiếp mà người viết phải tuần theo khi nhắc lại y nguyên ý kiến của tác giả thay vì diễn giải bằng từ ngữ mới. Ví dụ:

Peterson (2014, p. 19) claims that “the conventions of the American Psychological Association (APA) are commonly used by essay writers.”

Trong danh mục tài liệu tham khảo đặt sau bài luận, các tài liệu tham khảo được liệt kê dưới dạng sau:

Peterson, J.B. (2014). Essay writing for writers. Journal of Essay Writing, 01, 15-24.

Các dạng tài liệu khác như Webpage, cũng được quy ước. Thông tin chi tiết về trích dẫn APA có thể tham khảo tại: http://www.apastyle.org/

Bạn cũng có thể được yêu cầu sử dụng các quy ước trích dẫn khác. Thông tin về các kỹ thuật và quy ước trích dẫn có thể tham khảo tại:

http://www.easybib.com/reference/guide/mla/general

Bạn cần thành thạo ít nhất một nguyên tắc trích dẫn. Các quy tắc có thể gây khó chịu. Tuy nhiên, chúng cần thiết để người đọc biết người viết đã tham khảo nguồn nào, và bạn chỉ cần học điều này một lần rồi sẽ quen thuộc.

HOÀN THIỆN

Vậy bạn đã hoàn thành bài viết của mình. Lúc này hãy copy bài luận của mình vào một file mới để chính sửa định dạng.

Các bài luận tiêu chuẩn thưởng sử dụng cách dòng đôi (Double-Spacing), có một trang tiêu đề. Đầu mỗi đoạn văn sẽ lùi 1 tab (5 dấu cách) so với lề.

Tham khảo nguồn sau để chỉnh  sửa định dạng bài viết:

https://owl.purdue.edu/

How to Use Five Levels of Heading in an APA Style Paper

APA Style (6th Ed.): Title Page & Running Head – NEW VERSION IN DESCRIPTION

Quy trình viết này sẽ giúp tư duy của bạn trở nên rõ ràng và mạch lạc hơn, nó còn hữu ích cho phong cách giao tiếp của bạn. Không có gì quan trọng hơn là việc trở thành một người có học thức, và không có gì quan trọng hơn là giáo dục cho tương lai của bạn và những người xung quanh bạn.

Vậy là mình đã hoàn thành xong bài dịch đầu tiên của mình trên Blog. Mình thấy có khá nhiều chỗ mình hiểu nhưng khó diễn đạt lại về tiếng Việt. Xin lỗi nếu bạn thấy những chỗ còn lủng củng.

Tóm tắt nội dung chính hướng dẫn viết luận của Jordan Peterson:

Bảy cấp độ của một bài luận thành công:

  • Từ à (2) Câu à (3) Đoạn văn (gồm 10 câu, 100 từ) à (4) Các đoạn trong bài sắp xếp hợp lý à (5) Bài luận hoàn chỉnh diễn đạt một vấn đề quan trọng và thú vị à (6) Bài luận đặt trong ngữ cảnh, có ý nghĩa vơi người đọc à (7) Bài luận hòa hợp với văn hóa của người đọc

Tóm tắt quy trình viết luận của Jordan Peterson:

  • Chọn chủ đề bạn thực sự yêu thích
  • Đọc tài liệu tham khảo và ghi chú lại những gì bạn thu nhặt được bằng ngôn ngữ của riêng bạn
  • Tạo dàn ý gồm 10-15 câu chủ đề (outline sentences)
  • Thên nội dung phát triển các outline senetcen thành một hoặc nhiều đoạn văn
  • Chỉnh sửa từng câu đã viết, cắt bỏ những từng không cần thiết. Đọc to câu văn để đảm bảo không có sự lủng củng trong diễn đạt. Câu văn cần sut tích, rõ ràng và dễ hiểu
  • Sắp xếp các câu trong đoạn văn
  • Sắp xếp các đoạn trong bài văn để hoàn thành bản nháp đầu tiên
  • Lập dàn ý mới dựa trên trí nhớ
  • Cắt dán những đoạn trong bản nháp đầu tiên vào dàn ý mới. Bở những câu, đoạn không cần thiết.
  • Tham khảo.

Hi vọng bài luận này giúp ích cho bạn trong quá trình viết, học tập và giao tiếp.

Cám ơn bạn đã ghé qua, đừng quên theo dõi để không bỏ lỡ những bài viết mới trên Blog.

Theo dõi Blog qua email

Photo by Markus Winkler on Unsplash