Tình cờ hôm nay mình đọc cuốn sách “Vương Quốc Sáng tạo” viết về cách tác giả xây dựng văn hóa làm việc ở Pixar. Mình đã Review một số bộ phim của xưởng phim Pixar như Up (2008), Soul (2020). Hôm nay chúng mình sẽ đến với bộ phim đầu tiên đưa Pixar đến với thế giới đó là Câu chuyện đồ chơi – Toy Story (1995), một trong những bộ phim hoạt hình giữ kỷ lục phòng vé, tạo nên bước đi đầu tiên cho thể loại phim hoạt hình làm bằng máy tính thay vì tranh vẽ như chúng ta vẫn thường xem các bộ phim của Disney sản xuất năm 1990s.

Về Pixar và sự ra đời của Câu chuyện đồ chơi – Toy Story (1995)

Pixar được đầu tư bởi Steve Jobs và Disney, chắc chúng ta cũng không cần nói quá nhiều đến nhân vật này nữa. Người đặt nền móng đầu tiên cho công ty là Ed Catmull một tiến sĩ Khoa học máy tính, nuôi ước mơ làm một bộ phim hoạt hình bằng máy tính suốt 20 năm. Từ khi ngồi trong trường đại học, ông đã gắn mình với chiếc máy tính, nghiên cứu làm sao để hình ảnh trên máy trở nên sống động, chân thực. Ông đã từng thuyết trình ý tưởng của mình ở Disney và bị chê cười bởi những họa sĩ kỳ cựu nhất xưởng phim hoạt hình hàng đầu thế giới bởi họ coi đó là điều không tưởng. Nhưng sự thành công của Toy Story 1995 là câu trả lời cho sự nỗ lực không mệt mỏi ấy, trải qua cả những thàng ngày Steve Job phải bỏ tiền túi ra để làm phim. Nếu bạn muốn tìm hiểu hơn về quá trình hình thành và xây dựng Pixar bạn có thể tìm đọc 2 cuốn sách “Vương quốc sáng tạo” và ‘Qua Pixar là vô cực” mà mình từng review trên Instagram @Vitamin.books nhé.

Quay lại với tác phẩm “Câu chuyện đồ chơi Toy Story – 1995”, mình sẽ review theo cách mình đã Review Up (2008) và Soul (2020), đó là tóm tắt những bài học mình học được sau khi xem bộ phim này.

Cảm nhận qua, nếu bạn đã xem những bộ phim mới nhất của Pixar thì “Câu chuyện đồ chơi” sẽ hơi non về “hình ảnh” không sắc nét, mịn màng, màu sắc không sống động như Soul. Còn về nội dung không hay như Up, Coco, Soul, Inside Out, Nemo. Những phim này mình xem xong đến đoạn cuối hay muốn khóc. Còn Toy Story chỉ ở mức hay thôi và rất phù hợp với trẻ em. Đây là khởi đầu, điều đó cũng thể hiện sức sáng tạo không giới hạn và không tự hài lòng của Pixar. Tuy nhiên “Câu chuyện đồ chơi – Toy Story 1995” cũng đã có cái chất của Pixar đó là nội dung là vua. Team làm phim ban đầu của Pixar đã từng có một buổi thuyết trình lỗi, khi đó bộ phim chiếu lên bị mất màu, trở nên đen trắng nhưng cũng giành được tình cảm của khán giả. Từ đó, đội ngũ của Pixar hiểu rằng, họ đầu tư rất nhiều cho công nghệ là điều không thể thiếu nhưng nội dung, một cốt truyên đi vào lòng người mới là trên hết.

Pixar đưa đến một góc nhìn thế giới tuổi thơ sáng tạo, đó là những câu chuyện của những món đồ chơi của cậu bé Andy. Nhưng món đồ chơi cũng có những tình cảm, yêu ghét, khi mỗi dịp sinh nhật, giáng sinh chúng lại ngồi với nhau là lo lắng liệu khi Andy có đồ chơi mới chúng có bị “thất sủng”, có ngày nào chúng bị bỏ ra bãi rác. Nhân vật trung tâm của Toy Story là anh chàng cao bồi gỗ Woody, món đồ chơi yêu thích của Andy mà cậu bé luôn cầm bên mình. Vào ngày sinh nhật sớm của Andy trước khi gia đình cậu bé chuyển nhà, Andy được tặng một món đồ chơi mới đang rất thịnh hành lúc bấy giờ là siêu nhân Buzz Lightyear. Sau đó, Andy cũng dần thay thế tranh ảnh, poster, hình vẽ, chăn ga trong phòng bằng hình của Buzz Lightyear. Woody trở nên ghen tị với người bạn mới. Những rắc rồi bắt đầu khi Woody cố gắng đẩy Buzz xuống khe bàn, và Buzz không may bị văng ra cửa sổ, rơi xuống vườn. Sau một vài rắc rối, Woody và Buzz bị rơi vào tay câu bé hàng xóm Sid, người có sở thích tháo đồ chơi ra để làm những món đồ kinh dị. Woody và Buzz từ hai người không ưa nhau phải tìm cách về với Andy trước khi gia đình cậu chuyển đi, và dần dần qua thử thách họ trở thành bạn thân.

Toy Story 4: Woody & Bo Peep love story | EW.com
Woody

1. Bài học về sự đố kỵ và so sánh

Đây là điều mình thấy nổi bật nhất suốt bộ phim, được thể hiện rõ nhất qua Woody. Từ sự sợ hãi sẽ không còn được Andy luôn mang bên mình, đến sự ghen tị với Buzz khiến Woody trở nên “độc ác” và bắt đầu làm điều xấu. Woody, cố tình để rơi quả bóng xuống khe bàn, rồi chạy ra nhò Buzz lấy giúp và dùng xe điều khiển từ xa đẩy Buzz.

Toy Story 2

Có một đoạn phim mình thấy có lẽ rất phổ biến trong đời sống đó là khi Woody so sánh giữa cậu và Buzz. Woody luôn nhìn vào điểm yếu của mình và nói về Buzz với những đặc điểm hiện đại nhất rồi cậu vội vàng kết luận Andy thương Buzz hơn là điều dễ hiểu. Woody không biết rằng, ở căn nhà bên kia, Andy vẫn đang ôm chiếc mũ cao bồi của Woody ngủ và thương nhớ cậu. Nói chung, tình cảm của một người đặc biệt là một đứa trẻ không thể đem đong đo, so sánh. Vượt qua cái xấu của sự đố kỵ, chính Woody là người kêu gọi những món đồ chơi trong phòng Sid để cùng đi cứu Buzz đang bị Sid gắn rocket, chuẩn bị cho nổ tung. Và chính Woody đã không bao giờ bỏ Buzz ở lại dù tình thế có nguy nan thế nào.

2. Biết mình là ai

“You are a toy!”

Woody

Đây là điều mà Woody nói đi nói lại với Buzz khi Buzz liên tục nghĩ mình là siêu nhân giải ngân hà, có thể bay và bắn tung những món đồ xung quanh bằng tia laze. Cho đến khi Buzz tình cờ xem được quảng cáo đồ chơi trên TV và nhận ra mình chỉ là món đồ chơi bằng nhựa được sản xuất hàng loạt ở Đài Loan, không thể bay, không phải siêu nhân, không thể bảo vệ dải ngân hà. Buzz thử bay qua cửa sổ từ cầu thang nhưng rồi rơi xuống sàn, gẫy một cánh tay. Đó chính là giây phút giấc mộng anh hùng vụn vỡ. Buzz trở nên chán nản, không muốn làm gì.

Mặc dù Woody là mẫu đồ chơi cũ, cậu biết ghen tị nhưng suy có cùng hơn ai hết Woody hiểu mình là ai, và nỗi sợ sẽ bị Buzz thay thế cũng xuất phát từ sự hiểu biết đó. Nhận thức cá nhân, hiểu rõ những hạn chế của mình, biết mình không hoàn hảo để cùng đồng đội lấp đầy những khoảng trống đó là điêu dẫn chúng ta tới thành công.

Toy Story 2

3. Chúng ta cần những người bạn tốt và không ai bị bỏ lại phía sau

Tình bạn là chủ đề xuyên suốt, nổi bật trong câu chuyên đồ chơi, được tô điểm thêm bằng âm nhạc trong phim. Âm nhạc của Randy Newman trong “Câu chuyện đồ chơi – Toy Story 1995” được đề cử giải Oscar 1996 cho nhạc phim hay nhất với lời bài chủ đề:

“And as the years go by

Our friendship will never die

You’re gonna see it’s our destiny

You’ve got a friend in me.”

Toy Story Theme song

Điều kỳ diệu trong tình bạn giữa Woody và Buzz là họ biết “ghét” thành bạn, cùng nhau vượt qua quảng thời gian khó khăn nhất, cùng nhau thoát khỏi căn phòng kinh dị của Sid, cùng nhau bay trên chiếc Rocket phát nổ. Rồi Woody cần đến sự giúp đỡ của những món đồ chơi của Sid để dạy Sid một bài học không được phá hoại đồ chơi, hay cách cả nhóm đồ chơi của Andy giúp Woody và Buzz lên xe. Ngoài ra, ngay từ đầu phim, có một chi tiết rất nhỏ về đội lính nhựa của Andy, chẳng may trong quá trình đi làm nhiệm vụ bị mẹ của Andy giẫm phải, 1 người lính bị thương và người lĩnh đã nói với nhau

“A good soldier never leaves a man behind!”

—Sergeant

Và suốt toàn bộ câu chuyện chạy trốn không một món đồ chơi nào bị bỏ lại. Thông điệp về tình bạn và sự đoàn kết được Toy Story khắc hoạc một cách trọn vẹn.

4. Không đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài

Bài học này được Woody học được khi ở trong phòng của Sid có rất nhiều món đồ chơi hình thù kinh dị khi Sid tháo lắp đầu của món này, lắp vào món kia. Khi những món đồ chơi kinh dị ấy quây quanh Buzz, Woody nghĩ, chúng đang bắt nạt Buzz nhưng rồi mới phát hiện ra chúng đang cố gắng sửa cánh tay cho Buzz, và sau đó những người bạn ấy giúp đỡ Woody và Buzz rất nhiều.

Đến đoạn phim này mình cứ ngỡ, phim sẽ quay ngoắt 180 độ rằng Sid không phải cậu bé đối xử tàn bạo vớ đồ chơi mà cậu chỉ là một cậu bé sáng tạo, thích phát minh ra những robot hữu ích. Nhưng không, chuyện này dẫn chúng ta đến bài học thứ 5.

5. Bài học cho trẻ nhỏ: sáng tạo nhưng cần giữ gìn đồ chơi

Trong Toy Story đưa ra 3 hình mẫu về trẻ em. Một nhóc ngoan hiền rất hay gặp, có một thùng đồ chơi và luôn mang theo 1 – 2 món yêu thích bên mình như Andy. Có cô em gái thích búp bê, tiệc tùng đồ chơi màu hồng như em gái Sid. Và có cậu bé thích chơi thuốc nổ, vặt đầu vặt cổ, lắp ráp linh tinh như Sid. Bản chất ra nói Sid là đứa trẻ hư không phải, dù tạo hình khá “ác” và dựa trên một nhân vật “độc ác” khác trong phim của Pixar. Sid là kiểu đứa trẻ thích khám phá, thích thử nghiệm, sáng chế. Nhưng dù sao thì những món đồ chơi cũng có “tâm tư”, qua Sid, Pixar gửi gắn bài học đến những đứa trẻ “Hãy giữ gìn đồ chơi”

6. Chúng ta luôn có thể bị thay thế

Cứ mỗi mùa giáng sinh, sinh nhật của Andy những món đồ chơi lại ngồi lại và lo lắng liệu mình có bị bỏ quên, có bị cho ra bãi rác khi Andy không cần nữa. Ban đầu mọi người lo lắng khi Buzz xuất hiện và cuối phim Buzz cũng tham gia vào chờ đợi màn mở quà giáng sinh của Andy.

Mình sẽ cân nhắc xem có tiếp tục xem Toy Story 2, 3, 4 hay không vì chắc chắn càng ngày sẽ tiến về một cái kết buồn cho Woody và những món đồ chơi khác. Bởi vì, Andy sẽ lớn lên cậu không thể mãi là cậu bé đem Woody đi khắp mọi nơi được. Nhưng đôi khi có những điều chúng ta không thể thay đổi được. Chúng ta giành giật, tranh đấu, cố gắng nhưng rồi cũng cần chấp nhận.

Be Flexible, Improvise

TOY STORY 4 (2019): New Trailer From Tom Hanks, Annie …

Trên đây là những suy nghĩ của mình sau khi xem xong “Câu chuyện đồ chơi – Toy Story (1995)”.  Hãy cho mình biết cảm nhận của bạn ở Comment bên dưới nhé.

Bạn có thể xem review phim khác của mình tại Review Phim

Mình thường xem phim tâm lý xã hội, Period Drama và hoạt hình. Nếu bạn thích bộ phim nào cần review, hãy nói cho mình biết nhé.