Tiếp tục câu chuyện ở Thổ Nhĩ Kỳ, đây là lần đầu tiên mình được đặt chân đến một đất nước Hồi Giáo. Mình đã từng rất  tò mò sau nhiều câu chuyện về Tôn giáo này. Cho đến khi bước chân vào thánh đường, tận mắt chứng kiến, tiếp xúc với những con người ở nơi đây, mình mới nhận ra những điều mình vẫn thấy trên TV, những gì mình đã đọc, và nghe chỉ là một góc rất nhỏ trong thế giới Hồi Giáo đồ sộ, nhiều biến cố lịch sử.

DSCF2394

Về đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman là một đế quốc đa dạng về tôn giáo và văn hóa mà từng tồn tại từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20. Vương quốc này có nguồn gốc từ một nhóm người Turk đến từ khu vực Anatolia (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) và sau đó mở rộng hơn nữa để trở thành một đế quốc lớn trải dài từ châu Âu đến châu Phi và Trung Đông. Dưới sự lãnh đạo của các vị hoàng đế như Osman I, Mehmed the Conqueror (Mehmed II), Suleiman the Magnificent và nhiều vị hoàng đế khác, Ottoman đã đạt đến đỉnh cao của sự thịnh vượng và ảnh hưởng vào thế kỷ 16 và 17. Vương quốc Ottoman chiếm Constantinople (Istanbul ngày nay) vào năm 1453, kết thúc Đế quốc Byzantine, và sau đó mở rộng sự thống trị của họ qua nhiều lãnh thổ ở châu Âu, Á, và Bắc Phi.

DSCF2389

Ottoman đã thể hiện sự đa dạng tôn giáo trong vương quốc, cho phép tự do tôn giáo cho các nhóm Kitô giáo, Do Thái và nhiều tôn giáo khác, mặc dù đa số dân cư là người Hồi giáo Sunni. Hệ thống pháp luật của họ dựa trên luật Hồi giáo Sharia.

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 18 và thế kỷ 19, Vương quốc Ottoman trải qua sự suy yếu, mất mát lãnh thổ và sự phân chia nội bộ. Cuối cùng, sau Thế chiến I, đế quốc bị chia nhỏ và biến mất vào năm 1922, thay thế bằng Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Việc sụp đổ của Ottoman có ảnh hưởng lớn đến hình dáng của khu vực Trung Đông và châu Âu Đông Nam trong thế kỷ 20 và đã góp phần tạo nên nhiều vấn đề và mối quan tâm chính trị đương đại.

Nhắc đến lịch sử đế quốc này, bởi vì những kiến trúc trong các nhà thờ hồi giáo ở Istanbul, cũng như sự đang dạng về tôn giáo ở Istanbul chính là di sản còn để lại của Ottoman.

2023_0915_13455200

Thánh đường Hagia Sophia Grand Mosque và Sultan Ahmed Blue Mosque

Thánh đường Hagia Sophia Grand Mosque là một nơi không thể bỏ qua khi đến Istanbul, là trái tim của thành phố cả về mặt xã hội và tôn giáo. Cả khu phức hợp Hagia Sophia gồm nhiều công trình nhà thờ, đài phun nước, trường học, lăng mộ, bảo tàng…. Hagia Sophia là một trong những kiệt tác quan trọng ghi lại dấu ấn thịnh vượng của nền văn minh Ottoman. Thánh đường Hagia Sophia được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế Đông La Mã (Eastern Roman Emperor) Justinian I trong khoảng thời gian từ năm 532 đến 537. Hơn 10 ngàn người đã làm suốt 5 năm 10 tháng để xây dựng công trình này. Hagia Sophia được sử dụng như một nhà thờ Chính Thống Giáo (Orthodox church) cho đến năm 1204. Hagia Sophia là ngôi đền mái vòm lớn nhất và rộng nhất thế giới trong hơn 1000 năm.

DSCF2367

DSCF2418

Ngôi đền này chứng kiến nhiều đổi thay sau những cuộc tranh giành, cướp bóc và cả sự huy hoàng và sụp đổ của nhiều triều đại và cả Tôn giáo. Trước Hagia Sophia, có 2 thánh đường Hồi Giáo khác được xây dựng ở cùng vị trí này nhưng đã bị thiêu rụi trong những cuộc bạo loạn. Sau cuộc thập tự chinh lần thứ 4, Istanbul trải qua một vụ cướp bóc lớn và có nhiều vật phẩm được đưa về Venice. Hagia Sophia có thời gian được chuyển đổi thành nhà thờ Công giáo, nơi có 5 vị Hoàng đế Công Giáo đã lên ngôi. Khi Chính Thống Giáo chiếm lại thành phố vào năm 1261, Hagia Sophia lại chuyển đổi thành nhà thờ Chính Thống Giáo. Cuối cùng Hagia Sophia được chuyển thành nhà thờ Hồi Giáo vào năm 1453 sau khi Mehmed II chinh phục được Istanbul. Kể từ thời gian này, Mehmed II bắt đầu quá trình cái tạo thành phố, trong đó có việc tu sửa Hagia Sophia. Mặc dù Hồi Giáo là tôn giáo chính, nhưng Mehmed II đã đảm bảo sự an toàn về tính mạng, tài sản và tự do tôn giáo của những người không theo Hồi Giáo đang sinh sống tại khu Galata, Istanbul. Có một thời gian từ năm 1934 – 2020, Hagia Sophia được sử dụng nư một viện bảo tàng, nhưng đến nay, nơi đây đã trở lại để thờ cúng như một nhà thờ Hồi Giáo.

Vào phía bên trong, kiểu trang trí đặc trung ở nhà thờ là những chum đèn thấp. Cả không gian có thảm màu xanh, đèn vàng ấm cúng. Dưới phần mái vòm có những bảng chữ thư pháp tiếng Ả Rập, ghi lại nhũng lời chúc, lời cầu nguyện, lời tiên tri từ nhà Tiên tri và những câu thơ được chọn lọc trong kinh Qur’an. Trong nhà thờ cũng có những bức tranh về chúa Jesus được tạo nên trong thời gian người La Mã trị vì.

2023_0915_14005500

DSCF2411

DSCF2414

Thánh đường Sultan Ahmed Blue Mosque ở ngay đối diện Hagia Sophia. Nếu đi hết cả khu vực này, chúng mình cần đến 1 ngày. Nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed hay còn gọi là Thánh đường màu xanh được xây dựng từ năm 1609 đến 1617 bởi kiến trúc sư Sedefkar Mehmet Aga, theo lệnh của Sultan Ahmed I, quốc vương thứ 14 của Ottoman. Khi người Turks Ottoman xây dựng nhà thờ Hồi Giáo, họ không chỉ giới hạn nó ở nơi thờ cúng mà còn là khu phức hợp nhiều tòa nhà với nhiều mục đích khác nhau bao gồm trường học, nhà bếp, chợ, lăng mộ hoàng gia, phòng đón khách.

DSCF2369

Nhà thờ này được du khách Phương Tây gọi tên là Blue Mosque bời gạch trang trí với những bông hoa màu xanh lam trên bức tường nhà thờ. Những họa tiết hoa văn tượng trưng cho đát trời mùa xuân, những khu vườn trên thiên đàng. Ánh sáng chiếu qua những ô cửa mang lại cho nơi đây sự thanh bình. Người Hồi Giáo cởi giày khi vào nhà thờ để giữ đền sạch sẽ. Nhà thờ trải thảm để phục vụ cho lễ cầu nguyện mỗi ngày.

DSCF2390

DSCF2391

Bạn có Đức tin không?

Câu chuyện ở trong Thánh Đường khiến mình nghĩ rất nhiều về đức tin. Nhìn những hàng người xếp hàng dài đi vào thánh đường, nghe tiếng kinh cầu nguyện vang lên mỗi khung giờ cố định trong ngày, mình tự hỏi nếu như Thượng đế không có thật, có lẽ nào hàng ngàn năm qua con người ta vẫn luôn tin hay thậm chí đổ máu vì những điều tưởng tượng. Thánh đường vẫn nguy nha ở đấy hàng thế kỷ, lưu giữ một phần ký ức của sự thinh vượng và cả những đau thương. Đó là nơi dừng chân và gắn kết mọi người lại với nhau, mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, cùng đoàn kết, thanh lọc tâm hồn, cùng bảo tồn văn hóa, văn minh, và di sản lịch sử cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp. Bình yên và yêu thương ấy luôn được chở che dưới mái vòm nhà thờ, những xung đột xảy ra chỉ vì tranh giành quyền lực.

DSCF2417

Mình khẳng định rằng mình không phải một người vô thần, mình có đức tin mạnh mẽ. Mình đọc kinh mỗi buổi sáng, ăn chay vào một số ngày trong tháng, và mỗi lần thấy sợ hay thấy lo mình đều niệm Phật. Mình nhớ khi đến Myanmar, khi đăt chân đến Chùa vàng, thấy những con người tự tay dát vàng lên cột trụ, đi những chuyến xe chênh vênh trên vực mà chưa bao giờ xảy ra sự cố, mình tin vào sự che chở của Phật cho những con người ở đây. Mình thích và tin yêu những giáo lý của Phật. Nhưng mình không nghĩ là các tôn giáo bài trừ lẫn nhau, rằng có tôn giáo nào ưu việt hơn tôn giáo nào. Qua những điều mình đã đọc, đã trải nghiệm, quan sát, mình có suy nghĩ rằng mọi Tôn Giáo đều đưa người ta đến chân – thiện – mỹ, làm điều tốt đẹp.

Thực sự khi đọc những thông điệp trong Kinh Qur’an, mình thấy có những tương đồng so với đạo Phật. Có rất nhiều điều trong Kinh Phật cũng có nét tương đồng với Kinh Thánh. Mình tưởng tượng ra kiểu ngày xửa ngày xưa, Đức Phật, Chúa Jesus, hay người khai sinh ra một Tôn giáo nào đó là bạn học cùng lớp, rồi họ được Vũ trụ gửi đến những vùng đất khác nhau trên thế giới như những sứ giả để truyền bá niềm tin, những bài học cho con người. Bởi mỗi vùng đất có những điều kiện tự nhiên, văn hóa, lối sống khác nhau, nên những bài học được được điều chỉnh để phù hợp với từng nơi. Về tâm linh, Tử vi Phương Đông và Horoscope của Phương Tây rất giống nhau. Cùng là xem những vì sao. Mình nghĩ là cả 2 người sáng lập ra bộ môn này họ cũng nhìn lên trời, khác nhau chút nhiều do một người ngồi ở Châu Á, một người ngồi ở Châu Âu, hướng nhìn lên khác nhau. Mình ở Việt Nam, mình theo đạo Phật, nhưng không phải vì thế mà mình không tin Chúa hay Allah.

B0C18A04-F4C9-41BF-AE09-225AB0B9CBA6-2281-00000034D2928CFC

Kinh Koran liệt kê ra 10 điều răn bao gồm: (1) Chỉ tôn thờ thiên chúa Alla; (2) Vinh danh và kính trọng cha mẹ; (3) Tôn trọng quyền của người khác; (4) Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo; (5) Cấm giết người trừ những trường hợp đặc biệt; (6) Cấm ngọai tình; (7) Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi; (8) Hãy cư xử công bằng với mọi người; (9) Hãy trong sạch về tình cảm và tinh thần; (10) Hãy khiêm tốn.

Trong 14 điều răn dạy của Phật cũng dạy chúng ta về sự bố thí, khiêm tốn, khoan dung, tình cảm. Tôn giáo chỉ cho con người hướng đến cái đẹp, sống có đức tin và làm điều thiện. Nhưng ngày nay có rất nhiều biến tướng khiến người ta mất niềm tin vào tôn giáo. Với mình, Vũ trụ là tối cao, nhưng những người truyền giáo, những người được lắng nghe và đi truyền lại họ cũng là con người. Và đã là con người thì luôn có trong mình những tham sân si. Trong cuốn “Muôn kiếp nhân sinh” (quyển 1) của tác giả Nguyên Phong, tác giả nhắc đến một vấn đề khá cổ xưa đó là những tu sĩ họ nảy lòng tham, do đó họ xin nhà vua hay yêu cầu các tín đồ đóng nhiều tiền để xây dựng những thánh đường, nhà thờ rất đồ sộ. Các tu sĩ hưởng thụ trong đó mà không cần phải làm gì. Mình nghĩ đó là cách mà các tôn giáo bị một số kẻ tham lợi dụng và biến tướng.

715F8BB1-379B-4F00-BC85-90FA455249D6-2281-000000344F03EAC7

Tâm linh và tôn giáo liên quan mật thiết đến nhau, là hai khái niệm liên quan đến niềm tin, thần thánh và mối quan hệ của con người với các khía cạnh vô hình và tinh thần của cuộc sống. Nhiều người tìm kiếm tâm linh trong ngữ cảnh tôn giáo, trong khi người khác có thể có niềm tin và tâm linh riêng của họ ngoài hệ thống tôn giáo. Tâm linh có thể cung cấp cho con người một phạm vi rộng hơn để thể hiện niềm tin và đạo đức, không bị ràng buộc bởi những hình thức cụ thể của tôn giáo. Với bản thân mình, mình tìm kiếm tâm linh ở cả trong tôn giáo (đạo Phật) và cả ngoài Tôn giáo. Và mình gọi chung là “mình tin vào Vũ trụ”. Nhưng mình sẽ không để đó là một niềm tin mù quáng. Thay vì chỉ nghe một phần của sự thật, mình sẽ tự khám phá toàn bộ sự thật, tự trải nghiệm để biết đâu là đúng đâu là sai. Mình sẽ không đứng ở một góc sân nhỏ, nghe những tin tức bị bóp méo bởi truyền thông để đánh giá về một di sản. Mình tin vào vũ trụ, tin vào những điều tốt đẹp và chỉ làm những điều mình cho là thiện lành. Bởi vì thượng đế tạo ra con người ở dạng hoàn hảo, ban cho con người một cơ thể cân đối và một tâm hồn để  yêu thương, một trí óc để biết đúng sai và một lương tâm để làm cuộc sống trở nên ý nghĩa. Đó cũng là một trong những thông điệp từ Kinh Qur’an của người Hồi giáo hay bất cứ tôn giáo nào.

B24F7ADD-3FEF-4C9E-BE23-EEEBFBB7A280-2281-00000033E559DAAC

9B255E1C-4C30-4473-8E6E-110C8D94FA5B-2281-00000033C659DE58-01

Cám ơn bạn đã đọc tới đây, đừng quên theo dõi qua email để không bỏ lỡ những bài viết mới trên Blog.

💎Bạn có thể ủng hộ để Blog được duy trì bằng nhiều hình thức tại Donation