Woody Allen là một diễn viên, đạo diễn, nhà biên kịch người Mỹ. Ông từng giành 3 Giải Oscar cho các hạng mục Đạo diễn xuất sắc và Kịch bản gốc. Với phong cách làm phim trí tuệ và rất nhiều tác phẩm xuất sắc, Woody Allen được coi là một trong những nhà làm phim lớn nhất của điện ảnh hiện đại. Người ta thường nhắc đến Woody Allen như một gã đa tình và cái tình chất thơ được thể hiện qua từng thước phim của ông. Midnight in Paris là một trong những bộ phim điển hình cho cái tình và chất thơ trong phim của Woody Allen.
Truyện phim rất nhẹ nhàng, cốt truyện đơn giản, đôi khi mình cảm giác như bị lạc giữa khung cảnh Paris thơ mộng. Những tưởng cái cốt truyện đơn giản, chầm chập không có cao trào ấy bị lu mờ giữa kinh đô anh sáng nhưng không phải, Paris lãng mạn cuối cùng chỉ là nguồn cảm hứng và cái nền rất hợp cho một kịch bản xuất sắc, và một câu chuyện đầy tính nhân văn.
Giải thưởng:
- Giải Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất 2012
- Giải Quả cầu vàng cho kịch bản hay nhất 2012
- Giải thưởng của Hiệp hội biên kịch Mỹ cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất 2012
- Giải Sự lựa chọn của Các nhà phê bình điện ảnh cho Kịch bản hay nhất 2012
Midnight in Paris đó giải thưởng danh giá và những lời khen có cánh cho biên kịch của phim, giờ chúng ta sẽ xem kịch bản ấy có gì mà xuất sắc đến vậy.
Trong Midnight in Paris, Gil Pender (Owen Wilson thủ vai), một nhà biên kịch Hollywood, với ước mơ muốn hoàn thành cuốn tiểu thuyết của mình. Anh đến Paris cùng vị hôn phu Inez (Rachel McAdams thủ vai) với hi vọng thấy cảm hứng. Gil say mê Paris từ cái nhìn đầu tiên, bởi thế mà phim bắt đầu bằng những thước phim về cuộc sống hàng ngày của Paris kéo dài đến 4 phút, chỉ cần thế thôi cũng khiến khán giả say lòng. Một đêm, bị lạc đường trong những con phố nhỏ giữa kinh đô ánh sáng hoa lệ, Gil lên chiếc xe Jeep kỳ lạ giữa đêm và bị cuốn vào một phiên bản lãng mạn hóa của Paris vào những năm 1920, thời đại mà anh ấy ao ước được coi là Thời kỳ Hoàng kim của mình. Gil luôn cảm thấy lạc lõng và lạc lõng trong thế giới hiện tại của mình, một thế giới xô bồ, thực dụng, bởi thế mà anh muốn rời Holywood dến Paris. Ở Paris 1920, Gil gặp những nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng như Ernest Hemingway, Picaso, Juan Belmonte… và trò chuyện với họ, chia sẻ về ước mơ và nhờ họ nhận xét bản thảo của mình. Từ đó, Gil hiểu hơn về nghệ thuật, hội họa, âm nhạc và văn chương, về những giá trị đích thực. Gil một tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp đích thực luôn cảm thấy lạc lõng giữa thế giới vật chất, xô bồ, những cuộc vui thâu đêm sáo rỗng tìm thấy sự kết nối với những con người ở năm 1920.
Ở đây, Gil cũng gặp nàng thơ, Adriana (Marion Cotillard thủ vai), người tình trong mộng của Hemingway và Picaso rồi đem lòng yêu mến nàng thơ ấy. Hai người lại cùng nhau đi dạo giữa đêm Paris, để rồi một lần nữa chuyến xe kỳ diệu đưa họ về thời Belle Époque (khoảng thế kỷ 18). Chính tại đây, khi Adriana người mà anh ấy yêu, lại có những giấc mơ xa hơn trong quá khứ. Cô nói Belle Époque mới là thời hoàng kim của Paris và quyết định ở lại. Gil cũng gặp những nghệ sị thế kỷ 18 luôn mơ tưởng về Paris thời Phục Hưng, Gil mới nhận ra một điều, vấn đề không phải là bạn đang ở vào thời đại nào, mà chỉ là những tưởng tượng về thời gian và địa điểm khác dường như luôn tốt hơn thực tế về sự tồn tại hiện tại của chúng ta. Chúng ta luôn chối bỏ thực tại để mơ về những điều chúng ta dường như không thế có.
“If you stay here and this becomes your present, then pretty soon you’ll start imagining another time was really the golden time. That’s, you know, what the presence is. It’s a little unsatisfying because life’s a little unsatisfying.”
Gill.
Khi xem Midnight in Paris, mình nhớ cảm giác khi xem About time (Richard Curtis, 2013), không chỉ bởi nụ cười của Rachel McAdams đóng vai nữ chính quá ngọt ngào mà bởi những chi tiết huyền ảo, hư cấu được được đưa vào rất thực. Nó thực đến nỗi cảm giác như một câu chuyện tự sự của anh hàng xóm, khiến một khán giá lý trí nhất cũng chẳng cần suy nghĩ xem cái logic trở về quá khứ có thay đổi gì tương lai không. Qua những mộng tưởng về quá khứ ấy, phim nhắc ta về giá trị của hiện tại, trân trọng những gì ta có. Ở About time (Richard Curtis, 2013), Tim không còn dùng đến khả năng về quá khứ của mình nữa và tự nhắc nhở bản thân phải sống trọn vẹn mỗi ngày, tận hưởng từng khoảnh khắc. Còn Gil nếu như đầu phim anh khao khát quá khứ đã mất, nhưng đến rồi anh nhận ra đó chị là hoài niệm, thậm chí có thể nó chẳng có thật chỉ là cách chúng ta kể về nó mà thôi. Và rồi Gil cũng chẳng cần lang thang ở con hẻm nhỏ lúc 12h đêm để mong đợi trở về năm 1920 nữa, anh chọn chọn kiểm soát của đời mình, ở lại Paris, chọn cách sống thành thật với tâm hồn mình.
“A cinematic image of nostalgia is a double exposure, or a superimposition of two images — of home and abroad,
Svetlana Boym. The Future of Nostalgia
of past and present, of dream and everyday life.”
Tuy vậy, Gil không phủ nhận tầm quan trọng của khao khát Paris 1920, anh không tự coi mình là kẻ ngốc khi “đến cuối cùng thì những gã năm 1920 cũng đâu hạnh phúc gì”, mà anh hiểu bản chất của khát khao ấy. Anh thích năm 1920 hay thích Paris, anh say đắm thời kỳ hoàng kim hay đang đi tìm một thứ gọi là nghệ thuật đích thực.
Nếu như chỉ là bài học về quá khứ, hiện tại, về tương lai thì thì ở đâu mà chẳng có thể nói về lịch sử, ai mà chẳng kể được quá khứ huy hoàng. Nếu chỉ vậy thì phim đã bỏ đi phần đẹp đẽ nhất của Paris. Nhưng không, Woody Allen đã khéo léo lồng ghép những câu chuyện về nghệ thuật. Gil trong mắt cô vợ chưa cưới và bố mẹ hay những người bạn cô như một gã khờ khạo, mơ mộng quá, thiếu thực tế quá. Có một cảnh phim rất hay đó là khi hai cặp đôi đi đi tham quan bảo tàng, và anh người yêu của cô bạn, với niềm kiêu hãnh của giáo sư đại học phản đối lời của hướng dẫn viên về lịch sử của bức tượng. Nhưng đến khi đứng trước bức họa của Picasco, anh ta hoàn toàn câm lặng trước “Gil khờ khạo” bởi Gil hiểu Picasco, và đã từng nghe Picasco nói về chính bức họa ấy. Inez cho rằng, Hengmingway, Picasco đã chết nhưng theo Gil họ vẫn tồn tại bởi những di sản, giá trị nghệ thật họ để lại vẫn ở quanh chúng ta.
Phim cũng so sánh lối sống cao đẹp của những văn nghệ sĩ thời kỳ Hemingway với sự thực dụng, khoe mẽ của giới tri thức hiện tại qua nhận vậy bạn của Inez. Trong thế giới vật chất và thực dụng, khi nghệ thuật được coi như một vật trang trí kim tiền, hay thứ đem ra để khoe mẽ, đánh bóng tên tuổi thì người ta sẽ không thể hiểu được tâm tư, tình cảm, giá trị thời gian của những tác phẩm ấy. Sao có thể cảm nhận được chất thơ thì người ta không bao giờ muốn đằm mình trong chất thơ đấy, sao có thể hiểu khi người ta chẳng thực sự yêu. Và sao có thể gặp được Picaso hay Hemingway để hàn huyên, nghe họ thổ lộ những tâm lình ẩn sau những nét vẽ, con chữ hữu hình khi bạn chẳng tin có một thế giới diệu kỳ sau ánh đèn Paris lấp lánh.
Phim cũng kể về câu chuyện tình. Paris mà, sao lại không có chuyện tình được nhỉ. Kết thúc giữa Gil và Inez cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi khi Gil luôn nghĩ Paris đẹp nhất dưới cơn mưa – ‘“how drop-dead gorgeous Paris is in the rain” thì bị Inez dội ngay gáo nước lạnh “ướt thì có gì hay”. Hay cái cách Inez phản ứng với giấc mơ của Gil, về công việc của anh, hay cách Gil lạc long một mình giữa phố Paris ta cũng dễ hiểu cô gái ấy không thể cùng anh tận hưởng cuộc sống này. Xung đột giữa Gil và Inez, cũng là xung đột giữa giấc mơ và thực tế, giữa hiện tại và quá khứ, giữa giá trị vật chất và tinh thần. Chuyện tình yêu đến từ sự đồng điệu, bởi thế mà Gil phải lòng Adriana rồi khi về thực tại anh cũng đến với Gabriel một cách tự nhiên.
I believe that love that is true and real, creates a respite from death. All cowardice comes from not loving, or not loving well, which is the same thing. And then the man who is brave and true looks death squarely in the face, like some rhino-hunters I know, or Belmonte, who is truly brave. It is because they make love with sufficient passion, to push death out of their minds, until it returns, as it does, to all men. And then you must make really good love again.
Enest Hemingway
Midnight in Paris khiến một tâm hồn mơ mộng thấy hả hê với những sự châm biếm tinh tế, khiến ta trân trọng hơn những gì đang có và khiến người ta lạc quan hơn về những ước mơ sẽ thực hiện ở tương lai. Phim kết thúc bằng cảnh Gil, đi bộ giữa đêm Paris với Gabrielle (Léa Seydoux), một cô gái yêu Paris, thích mưa như Gil bên cây cầu Alexander trong làn mưa phùn lất phất. Một cảnh phim đậm chất hội họa, đậm chất văn chương. Âm thanh của chiếc chuông lúc nửa đêm như một dấu hiệu khiến khán giả nhớ lại thời khắc Gil lên chiếc xe trở về 1920. Nhưng không, lần này tiếng chuông báo hiệu Gil sẵn sàng để bước về tương lai.
Nguồn ảnh: https://mononodes.com/midnight-in-paris/
Tham khảo: Maria Teresa Castilho, 2014, Going Back to the Past to Dream of the Future: Woody Allen’s Midnight in Paris and Spielberg’s Lincoln
Cám ơn bạn đã đọc tới đây, đừng quên theo dõi qua email để không bỏ lỡ những bài viết mới trên Blog.
- 💎Bạn có thể ủng hộ để Blog được duy trì bằng nhiều hình thức tại Donation
- 📝Những bài viết khác cùng chủ đề trên Blog tại Read and Learn
- 🎨Instagram: https://www.instagram.com/phuong.anh.violet/
- 📚Bookstagram: https://www.instagram.com/vitamin.books/
- 🍀Self-help Instagram: https://www.instagram.com/_smallstepseveryday_/
- 📻 Podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/smallstepseveryday
- 📽 Movie review: www.phuonganhviolet.com
- 🔖Facebook: https://www.facebook.com/Violetstoryblog
- 💌Email: hi@callmeviolet.com
- 📱Sách và món đồ hữu ích mình dùng: https://phuonganhviolet.koc.asia/
1 Comment