Nhật ký tiểu thư Jones (2001) thuộc top những bộ phim kinh điển những năm 2000, một trong những câu chuyện tình được bao người thế hệ 8x, 9x phải xem vài ba lần như Notting Hills, Love Actually, The Notebook…

Nhật ký tiểu thư Jones được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hellen Fielding, cuốn sách đưa Hellen Fielding xuất bản lần đầu vào năm 1996, trở thành tiểu thuyết Anh của năm 1998. Cuốn sách này trở thành hiện tượng xuất bản, trở thành biểu tượng văn hóa của thập niên 1990 và một trong những tác phẩm tiêu biểu của thể loại chick-lit. Chick lit là một thể loại văn học phổ biến, thường dành cho độc giả nữ, tập trung vào cuộc sống, tình yêu, sự nghiệp, và các mối quan hệ của phụ nữ hiện đại. Từ “chick” là tiếng lóng chỉ phụ nữ trẻ, còn “lit” là viết tắt của “literature” (văn học), tạo nên khái niệm “chick lit” – văn học dành cho phụ nữ trẻ hoặc xoay quanh trải nghiệm của phụ nữ.

Bộ phim chuyển thể đạt doanh thu 281 triệu USD, gấp 10 lần kinh phí thực hiện là 26 triệu USD. Tác phẩm cũng đem về cho Renée Zelleweger, nữ diễn viên chính thủ vai Briget Jones một đề cử Oscar, hai đề cử Quả cầu vàng. Và dù sau đó, Rene Zelleweger có  trở thành một trong số ít nữ diễn viên Hollywood đã đạt được 2 giải Oscar cho hạng mục nữ diễn viên chính và phụ xuất sắc nhất, thì người ta vẫn chủ yếu nhớ đến cô trong bộ dạng của cô gái Anh, tóc vàng, hơi mập và vụng về trong Nhật ký tiểu thư Jones (2001).

Thực ra, dù Nhật ký tiểu thư Jones là một bộ phim kinh điển được ca ngợi, nhưng mỗi lần xem trích đoạn, mình lại không muốn xem bộ phim này. Mình không thích kiểu nhân vật nữ không biết chăm chút bản thân và dường như cô ấy không đam mê hay hoài bão gì cả. Đoạn mình xem là cảnh nữ chính phì phèo khói thuốc, nói nhăng cuội trước một anh đẹp trai, và mình tự hỏi sao tôi lại xem một người phụ nữ thế này. Đó là lý do tại sao, sau bao năm mình không xem Nhật ký tiểu thư Jones.

Nhưng tại sao mình lại xem? Tuần vừa qua, chung kết Anh trai say Hi, và các chương trình thực tế khác cũng không chiếu. Do vậy là khi ăn cơm, gia đình không còn chương trình gì xem, và lướt một loạt Netflix, thấy gợi ý Nhật ký tiểu thư Jones, bạn mình nói xem thử. Review ngắn gọn, phim hay hơn mình nghĩ. Và sau khi xem phim, mình mình đã vừa mua cuốn sách Briget Jones’s diary, bản bìa cứng, kỷ niệm 25 năm xuất bản, một trong những cuốn sách đẹp nhất mà mình từng có. Có lẽ là mình nên xem nhiều phim kinh điển hơn, vì không phải tự nhiên đó lại trở thành phim kinh điển.

wp5271160-bridget-joness-diary-wallpapers

Tóm tắt phim Nhật ký tiểu thư Jones

Nhật ký tiểu thư Jones kể về Bridget Jones (do Renée Zellweger thủ vai), cô gái người Anh làm việc trong một nhà xuất bản tại London vừa bước sang tuổi 32. Bước sang tuổi mới, Bridget hạ quyết tâm sẽ kiểm soát cuộc sống cũng như cân nặng của mình. Cô thấy mình hút thuốc quá nhiều, ăn quá nhiều, công việc làng nhàng và đặc biệt là chưa có bạn trai. Cô bắt đầu viết nhật ký ghi lại những cảm xúc của mình.

Mọi người xung quanh luôn hỏi cô về chuyện tình yêu của cô, và bố mẹ cũng cố gắng mai mối cho cô. Trong tiệc giáng sinh tại nhà người quen, cô gặp Mark Darcy (Colin Firth thủ vai), một người được bố mẹ cô mai mối. Vì không có ấn tượng tốt với anh ngay trong lần gặp đầu tiên nên cô đã cố tình tỏ ra thô lỗ và bất cần. Sau đó Bridget sa vào lưới tình với sếp của cô, Daniel Cleaver (Hugh Grant thủ vai), một người đàn ông thành đạt, quyến rũ nhưng đa tình. Đến cuối cùng, Bridget sau khi trải qua nhiều tình huống hài hước và vụng về trong cuộc sống hàng ngày cả những đổ vỡ, và cuối cùng nhận ra rằng tình yêu không phải chỉ dựa vào vẻ bề ngoài hay sự lôi cuốn, mà là sự chân thành và thấu hiểu từ người bạn đời.

Điểm khác biệt của Nhật ký tiểu thư Jones

Đây cũng từng là lý do khiến mình không xem bộ phim này (Đơn giản vì một đứa nghiêm túc không thích phim hài và không thích những điều lệch chuẩn như hình tượng của nữ chính trong phim). Với những bộ phim Anh cùng thời đó, những năm đầu thập niên 2000, nhân vật nữ chính trong phim hài lãng mạn thường được miêu tả là hoàn hảo, đẹp đẽ, thông minh, cá tính và thành công ũ, kiểu như Julia Robert, Keira Knightley, Anne Hathaway thủ vai và không nữ chính nào bê tha như Bridget Jones cả.  Zellweger phải tăng khoảng 10 kg để có nọng cằm và cầm điếu thuộc phì phèo, tạo nên một Bridget Jones khác biệt như vậy. Nhân vật nữ chính thất bại trong sự nghiệp, lo lắng về tuổi tác và thường tự nghi ngờ bản thân. Nhưng chính sự thiếu hoàn hảo và vụng về này đã khiến nhân vật trở nên gần gũi, dễ liên hệ với nhiều phụ nữ trong đời thực bởi vì cơ bản chúng ta không thể trở thành Anna Scott trong Notting Hills (Rulia Robert) lang thang trong hiệu sách và gặp Willliam Thacker của đời mình.

wp5271180-bridget-joness-diary-wallpapers

Vào đầu những năm 2000, xã hội vẫn có nhiều áp lực đối với phụ nữ trong việc kết hôn và ổn định cuộc sống trước tuổi 30 (hình như xã hội giờ cũng vậy). Bridget Jones, với cuộc sống độc thân ở tuổi 30 và không lo lắng về việc tuân theo các chuẩn mực xã hội, đã mang lại một cái nhìn hiện đại, tiến bộ về hôn nhân và tình yêu. Điều này như nói lên tiếng lòng của nhiều khán giả nữ. Dù bộ phim cũng tạo cho họ những hi vọng về tình yêu, rằng dù bạn thế nào rồi tình yêu của bạn cũng sẽ đến, nhưng nó cũng lại dội một gáo nước lạnh vào những mộng tưởng, rằng anh chàng hào hoa phong nhã kia không dành cho bạn.  

Nhật ký tiểu thư Jones và Kiêu hãnh và định kiến

Nhật ký tiểu thư Jones có nhiều điểm tương đồng với Kiêu hãnh và định kiến. Chính tác giả Hellen Fielding cũng thừa nhận, bà là fan của Janes Austen và tác phẩm của Janes Austen là cảm hứng cho nhật ký tiểu thư Jones. Bridget và Elizabeth đều là những phụ nữ không tuân theo các quy tắc xã hội truyền thống và thách thức những kỳ vọng xã hội đặt ra cho phụ nữ đương thời. Cả hai câu chuyện đều xoay quanh các nhân vật nữ chính có những hiểu lầm trong tình yêu với nhân vật nam chính. Trong Kiêu hãnh và định kiến, Elizabeth Bennet ban đầu không có cảm tình với Mr. Darcy do những hiểu lầm và định kiến về tính cách của anh. Tương tự, trong Nhật ký tiểu thư Jones, Bridget Jones cũng có định kiến với Mark Darcy, cho rằng anh là một người khô khan, nghiêm nghị, và kiêu căng. Tên của nhân vật Mark Darcy trong Nhật ký tiểu thư Jones rõ ràng được lấy cảm hứng từ Mr. Darcy trong Kiêu hãnh và định kiến. Cả hai đều là những người đàn ông có vẻ ngoài lạnh lùng, khó gần, nhưng thực ra rất chân thành và đáng tin cậy. Mark Darcy do Colin Firth thủ vai, và điều thú vị là Firth cũng từng đóng vai Mr. Darcy trong bản chuyển thể truyền hình nổi tiếng của Kiêu hãnh và định kiến năm 1995. Cả hai câu chuyện đều đặt nữ chính trong câu chuyện mâu thuẫn giữa 2 người đàn ông. Trong Kiêu hãnh và định kiến, Elizabeth phải đối mặt với sự lựa chọn giữa Mr. Darcy và Mr. Wickham, một người có vẻ ngoài hấp dẫn nhưng thực ra không chân thành. Trong Nhật ký tiểu thư Jones, Bridget bị kẹt giữa Mark Darcy và Daniel Cleaver, một người đàn ông quyến rũ nhưng không đáng tin cậy. Và cả hai người phụ nữ đề phải trải qua hành trình tự khám phá, trong đó họ học cách vượt qua định kiến ban đầu và hiểu được giá trị của một mối quan hệ chân thành.

Với nguồn cảm hứng này, Nhật ký tiểu thư Jones một lần nữa đưa ra lời tuyên ngôn cho phụ nữ và tình yêu, những thông điệp đến nay vẫn còn rất thời thượng.

wp5271128-bridget-joness-diary-wallpapers

Những thông điệp về phụ nữ về phụ nữ và tình yêu chưa bao giờ cũ

Tình yêu chân thành đôi khi không cần hào nhoáng

Hai nam thần điển trai xuất hiện ngay đầu phim là người sếp hào hao giỏi tán tính Daniel – (Hug Grant nam chính trong the Notitnghil, tổng thống trong Love Actually) và Mark Darcy – Colin Firth, người đàn ông lạnh lùng nhưng trong lòng rực lửa. Thực ra khi bạn mình hỏi mình nghĩ ai mới làm nam chính, thì mình đoán là Mark, bởi vì nếu chọn một người hào nhoáng như Daniel thì thông điệp của phim sẽ là gì nhỉ?

Chuyện tình giữa Bridget và Daniel có những khoảng thời gian nồng cháy, họ yêu nhau. Có một điều khó hiểu là một người đàn ông như Daniel lại chọn một cô gái như Bridget. Có lẽ anh ấy chỉ tìm một hương vị lạ, và đó không phải tình yêu. Sau tất cả những lừa dối và Daniel đã làm cũng không thể khẳng định rằng Daniel không yêu Bridget. Nhưng cách yêu của Daniel dường như không trọn vẹn, anh yêu Bridget này nhưng cần thêm nhưng điều kiện khác. Đoạn này tự nhiên mình lại nhớ đến một đoạn trong phim Love Next Door. Đại loại là “Anh nhận ra mình yêu em không đúng cách. Anh đã luôn cố gắng kéo em lên, nhưng chưa bao giờ sẵn sàng xuống đáy của em”.

Tình yêu không dựa vào sự hoàn hảo và Bridget là một cô gái không hoản hảo như vậy. Có lẽ câu quotes hay nhất phim đó là khi Mark tỏ tình.

 No, I like you very much. Just as you are _ Mark Darcy

Cách thể hiện tình cảm của Mark với Bridget cũng rất giản dị. Giúp cô trong công việc phóng viên, là người đến gõ cửa chỉ đến chúc mừng cô sau thành công mà cô có, giúp cô nấu một bữa tiệc sinh nhật và đơn giản là nói lời tỏ tình chân thành. (Anh còn là luật sư nổi tiếng nữa, không kém gì tổng biên tập đẹp trai kia cả)

wp5271173-bridget-joness-diary-wallpapers

Tự yêu Thương và chấp nhận bản thân

Sau khi chia tay với Daniel, thay vì vội vã tìm một người thay thế, Bridget quyết định thay đổi bản thân, tìm công việc mới, tập thể dục, đọc sách về nữ quyền. Nhưng phim không đưa ra một viễn cảnh vịt hóa thiên nga sau một đêm, mà Bridget vẫn là cô gái với ngoại hình kém hấp dẫn và vụng về như vậy, nhưng cách cô sống và lựa chọn mới thể hiện sự thay đổi từ bên trong. Bridget không còn về cân nặng, ngoại hình, tình trạng độc thân và cuộc sống cá nhân lộn xộn, mà vẫn vui vẻ với cuộc sống độc thân bên những người bạn và gia đình. Và chính bởi thế khi Daniel quay lại nói lời xin lỗi hay Mark tiếp tục theo đuổi, cô không mù quáng sa vào lưới tính một lần nữa.

Trái tim bạn luôn biết mình cần gì

Khi biết yêu thương và tôn trọng bản thân, chúng ta sẽ biết mình xứng đáng với điều gì. Một trong những đoạn mình thích nhất, đó là sau khi Mark và Daniel đánh nhau, Daniel nằm xuống và Bridget chạy về phía Daniel. Cô không quên cáu gắt với Mark rằng tại sao anh lại đối xử thô lỗ như vậy. Lúc này Daniel dường như giành chắc phần thắng nhưng Bridget lại hiểu ra rằng tình yêu mà cô mong muốn không phải như thế này. Cô không thể sống với những điều không chắc chắn.

 Người thực sự yêu bạn sẽ không tự ái vì những điều nhỏ nhặt

Mô típ nụ hôn dưới tuyết đêm giáng sinh cũng khá quen thuộc. Trong suốt từ đầu tới cuối phim, Bridget luôn nghĩ xấu về Mark sau lời thêu dệt của Daniel. Sau đó anh còn đọc được đoạn nhật ký mà Bridget nói xấu về anh. Nhưng thay vì tự ái và bỏ đi, Mark chạy ra ngoài mua cho Bridget cuốn nhật ký mới để cô viết lại câu chuyện cuộc đời mình. Đó là một lời yêu thật ngọt ngào bởi tình yêu không yêu cầu sự hoàn hảo. Điều quan trọng là chúng ta trung thực với bản thân và với đối Phương để có thể cùng nhau viết một câu chuyện hạnh phúc mãi về sau.

Kết luận

Nhật ký tiểu thư Jones là một bộ phim hay, và mình thấy nhiều sự đồng cảm trong đó. Nó là một bộ phim mang theo những hi vọng về tình yêu, sau những hoài nghi vậy liệu sẽ có ai yêu con người thực của mình không, liệu mình có cần phải thay đổi để hợp guu với ai đó, liệu mình có cần chơi trò chơi mồi chài kéo thả. Những câu hỏi “Chuyện yêu đương dạo này ra sao”, ngoài đời nghe nhiều khó chịu nhưng lên phim nó trở nên hài hước, giúp chúng ta có thể nhẹ nhàng bước qua những xét nét và quy chuẩn xã hội để tự tin sống cuộc đời của chính mình. Bộ phim gửi gắm một thông điệp cho những cô gái: chúng ta luôn có quyền được hạnh phúc và ước mơ dù mình là ai, ở độ tuổi nào, dù bạn có những khuyết điểm, khi biết thương yêu bản thân sẽ có một người yêu thương bạn một cách trìu mến, dịu dàng và chân thành như Mark Darcy.

Một bộ phim khác về tình yêu với thông điệp tương tự:

Cám ơn bạn đã đọc đến đây. Nếu bạn thấy thú vị và bổ ích hãy chia sẻ với bạn vè và đừng quên theo dõi qua Email để không bỏ lỡ những bài viết mới trên Blog. Bạn có thể để lại bình luận để cho mình biết nội dung nào bạn đang quan tâm, cũng như để lại email để mình gửi cho bạn những tài liệu hữu ích.

Theo dõi để nhận Newsletters

Theo dõi Fanpage để nhanh chóng cập nhật bài viết và chia sẻ mới nhất: https://www.facebook.com/Violetstoryblog