Người ta nói ước mơ không phải những gì chúng ta thấy khi đi ngủ mà là điều khiến ta mất ăn mất ngủ nhiều tháng ngày. Vậy ước mơ là gì mà khó khăn đến thế nhưng bao kẻ khờ vẫn miệt mài theo đuổi.
Hiệp nội dung này đã có trên Podcast Small Steps everyday, mời bạn lắng nghe và theo dõi.
Khi xem phim, có một kiểu kịch bản rất biến, đó là một nhân vật đạt được ước mơ với hào quang rực rỡ sau một thời gian dài theo đuổi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Có một cảm giác rất lạ đó là tôi thường tự nhiên rơi nước mắt, vừa khóc vừa cười theo các nhận vật mỗi lần xem đến đoạn phim tràn ngập hạnh phúc khi nhân vật đã đạt được điều họ hàng mơ ước. Đó thường là một cái kết rất đẹp, và trong suốt tuổi thơ của mình, tôi học thuộc những thoại phim và coi đó là chân lý nuôi những hi vọng, lấy những câu chuyện của các nhân vật đó làm động lực để nuôi dưỡng những ước mơ của riêng mình.
Cuộc đời có nhiều đoạn rất giống phim, hay phim ảnh suy cho cùng cũng chỉ là ghi lại những câu chuyện từ đời thường. Con đường đến với ước mơ không bao giờ bằng phằng và dễ dàng. Bạn luôn có đối thủ và có những kẻ ngáng đường. Xung quanh bạn kiểu gì cũng có mấy đứa xấu tính vô công dồi nghề chọc ngoáy, xỉa xói nọ kia. Bạn cũng gặp những người thành công đi trước. Đôi khi đó là một hình mẫu để bạn hướng tới, nhưng cũng có thể là một đứa bạn khiến bạn thấy chút ghen tị. Bạn cũng biết một số người “không từ thủ đoạn” để đạt được cái họ muốn. Có thể gia đình không ủng hộ ước mơ của bạn. Có thể cả xã hội bảo bạn dở hơi. Rồi trên con đường đầy những gian nan, không thiếu gì những lúc bạn muốn bỏ cuộc. Chính những lúc hoài nghi về bản thân và thầy tương lai đầy mù mịt, tôi lại ngồi nghĩ thế bỏ cuộc thì được gì và đi tiếp thì sẽ làm sao? Với tính cách là một đứa hiếu thắng, tôi cũng sợ thất bại. Tôi còn có một nỗi sợ khác chẳng rõ nó to nhỏ thế nào, nhưng nó hiện hữu, tôi sợ cái câu “Thấy chưa, tao bảo rồi mà, mơ mộng lắm vào!” và những lời xỉa xói, mỉa mai của những đứa vô công dồi nghề tôi nhắc đến ở trên. Và vì thế mà tôi chọn đi tiếp. Còn đi tiếp để nhận lại điều gì thì phải đi đến cuối chúng ta mới biết được.
Tôi lại nhớ đến một cảnh phim trong bộ phim hoạt hình Soul của Pixar (2020), Joe trở về căn phòng vắng lặng sau buổi biểu diễn mà anh đã ước ao cả một tuổi trẻ. Thay vì sự hân hoan, tôi lại thấy ở đó sự trống trải. Khi ánh đèn sân khấu đã tắt, người nghệ sĩ chỉ còn lại một mình, đối diện với chính con người mình. Vậy là cái cảm giác ấy không huy hoàng như Joe tưởng tượng. Những hình ảnh về cuộc sống thường ngày lướt qua trong Joe, để anh nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống này là gì. Soul khiến chúng ta suy nghĩ về những điều chúng ta cần và những điều chúng ta muốn (Want vs Need).
I heard this story about a fish.
He swims up to an older fish and says, “I’m trying to find this thing they call ‘the ocean.’”
“The ocean? the older fish says, “That’s what you’re in right now.”
“This?” says the young fish. “This is water. What I want is the ocean!”
Soul
Cuộc sống cứ vẫn tiếp diễn mặc cho những điều chúng ta không vừa ý vẫn xảy ra. Tôi cũng từng tự hỏi, vậy chúng ta không cần cố gắng gì nữa hay sao, khi chúng ta hoàn toàn có thể hài lòng với hiện tại? Vậy chúng ta cứ phải cố gắng theo đuổi những giấc mơ để làm gì?
Càng về sau, khi xem phim tôi lại nhận ra trong những bộ phim tôi thích nhất như Soul hay Kungfu Panda, nhân vật đạt được ước mơ rồi nhưng phim chưa kết thúc mà mới chỉ ở đoạn giữa giữa. Sau này xem đi xem lại, và cả trải nghiệm cá nhân, tôi mới hiểu khoảnh khắc trống rỗng có vẻ đáng thất vọng ấy lại là khúc rẽ quan trọng để Joe có thể giải quyết những nút thắt lớn lao hơn. Còn với Po trong Kungfu Panda, học Kungfu, trở thành Chiến binh Rồng cũng chỉ là sự khởi đầu cho những sứ mệnh khác.
Có ước mơ mà tôi đã luôn cầu nguyện mỗi lần đứng trước ban thờ, mỗi lần đi chùa, mỗi lần đến một nơi linh thiêng nào đó, cả những đêm nhìn lên bầu trời để hi vọng một ngôi sao băng ngang qua, và cả ngàn con hạc giấy tôi gấp vẫn xếp đầy trên nóc tủ, tất cả chỉ dành cho 1 điều ước. Nhưng khi điều ước đó thành hiện thực rồi, nó không chút hào nhoàng, không mang lại cho tôi cuộc sống giàu có, sung sướng, danh vọng hay chuẩn mực “con nhà người ta”. Thậm chí, tôi còn chẳng có cơ hội vênh mặt lên với đời “Thấy chưa? Nhìn tao chưa?” để hả hê một chút. Tuy vậy, nếu được hỏi có muốn làm kẻ khờ mộng mơ thêm một lần nữa không, hàng ngàn lần tôi vẫn sẽ trả lời có.
Vậy chúng ta được gì sau khi ước mơ thành hiện thực?
Tôi nghĩ ước mơ thành hiện thực không phải một điểm kết thúc, hay một đích đến mà nó là khởi đầu của một hành trình mới, một trạm dừng, hết level 1, rồi chúng ta phải chuẩn bị lên Level 2. Biết là đường sẽ luôn còn dài, nhưng tôi tin, trong chúng ta chẳng ai thực sự mong muốn chỉ đứng yên một chỗ.
“Thử thách vĩ đại nhất không nằm trên con đường đưa chúng ta đến thành công. Thử thách đó là chúng ta sẽ làm gì với thành công một khi đã tìm ra nó”.
Sách “Cùng nhau sẽ đi xa hơn” – Simon Sinex | Tiki link: https://shorten.asia/2pnn7RJM
Tuy nhiên, điều quý giá nhất mà cái khoảnh khắc ước mơ thành hiện thực cho những kẻ khờ là niềm tin và sự nhẹ lòng. Rằng từ nay về sau, trong lòng tôi sẽ chẳng còn gợn lên những con sóng của sự tiếc nuối và sẽ chẳng bao giờ tôi phải nói những từ “lẽ ra, đáng nhẽ, nếu như…”. Không còn chút vương vấn, tiếc nuối nào, từ ấy, tôi nhẹ lòng để có thể bắt đầu một hành trình mới, có thể là một giấc mơ mới và có thể là những bài học quan trọng hơn trong cuộc đời mình. Giống như Joe trong Soul, sau cái khoảng khắc trống trải ấy, có thể dứt khoát chạy đi giúp cho 22 khỏi lạc lối để thấy tinh hỏa. Joe cũng hiểu được lẽ sống của đời mình để thật mãn nguyện đi trên hành trình linh hồn không còn chút vấn vương. Ước mơ không phải là lẽ sống, nhưng chắc chắn Joe sẽ không thể học được bài học quan trọng ấy khi anh ấy còn quẩn quanh với một ước mơ còn dang dở.
Còn bạn, bạn có còn vương vấn một ước mơ chưa thành nào không?
Cám ơn bạn đã đọc đến đây. Đừng quên theo dõi qua email để không bỏ lỡ những bài viết mới trên Blog.
Nếu thấy hữu ích đừng, đừng quên chia sẻ cho 1 người bạn của mình cùng đọc nha.
- 💎Bạn có thể ủng hộ để Blog được duy trì bằng nhiều hình thức tại Donation
- 📝Những bài viết khác cùng chủ đề trên Blog tại Learning and Growing
- 🎨Instagram: https://www.instagram.com/phuong.anh.violet/
- 📚Bookstagram: https://www.instagram.com/vitamin.books/
- 🍀Self-help Instagram: https://www.instagram.com/_smallstepseveryday_/
- 📻 Podcast: https://anchor.fm/smallstepseveryday
- 📽 Movie review: www.phuonganhviolet.com
- 🔖Facebook: https://www.facebook.com/Violetstoryblog
- 💌Email: phuong.anh.violet@outlook.com
- 📱Sách và món đồ hữu ích mình dùng: https://phuonganhviolet.koc.asia/
Photo by carolyn christine on Unsplash
Chào chị, thực sự bài đọc của chị phân tích về ước mơ rất có chiều sâu. Em cũng nghĩ như chị cái gọi là ước mơ là cái để ta luôn cố gắng không ngừng nghỉ, ước mơ không phải chỉ hạnh phúc khi đến đích mà cái quan trọng là quá trình nỗ lực mới thực sự hạnh phúc và cứ tiếp tục đi mới khiến ta có lý do để cố gắng mỗi ngày. Em có một ước mơ nó không phải là tiền tài, danh vọng, phú quý, địa vị, những thú tầm thường hay tửu sắc mà là được trở thành “người tự do nhất” đấy mới chính là điều quan trọng với em nhưng hiện tại vẫn còn quá nhiều chông gai cản trở hoặc có thể cả đời em mới có thể chạm đến nó
Cám ơn em, lâu lắm chị mới viết một bài theo ngẫu hứng và có người đón nhận đấy 😀 Chị nghĩ những điều hữu hình người ta sẽ dễ đạt được hơn, nhưng đôi không ngôn ngữ không đủ để diễn tả hết sự đa dạng của vạn vật. Em có thể chia nhỏ những những mơ của mình ra thành nhiều khía cạnh: Tự do về cảm xúc, tự do trong lựa chọn…. Và từ chút một, em sẽ thấy mỗi ngày bản thân gần nó thêm một chút.