NỘI DUNG BÀI VIẾT
Tự tin, hạnh phúc là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy vậy, chẳng thể có một công thức chung cho tất cả bởi cuộc sống, nhu cầu, thẩm mỹ của mỗi người lại khác nhau. Bài học khó khăn nhất trên thế gian này là hiểu chính mình. Nhưng khi thực sự biết mình là ai, mỗi bước đi trên hành trình bạn chọn đều là một bước chân tự tin và an yên. Người xưa đã có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Khả năng tự nhận thức, hiểu bản thân, hiểu đời giúp chúng ta có những quyết định chắc chắn hơn, những mối quan hệ tốt hơn và tất nhiên là một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bài viết này mình dựa trên kết quả nghiên cứu của Tiến Sĩ Tasha Eurich. Trong vòng 4 năm, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu quy mô lớn với 10 cuộc điều tra riêng biệt, hơn 5000 người tham gia nhằm xem xét tự nhận thức thực sự là gì, tại sao chúng ta cần nó, và làm thế nào chúng ta có thể trau dồi và phát triển phẩm chất này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tự nhận thức là một phẩm chất hiếm có, khi chỉ có 10% -15% số người được khảo sát có được.
Mình hi vọng rằng, một bài “Xông blog đầu năm” sẽ giúp bạn bắt đầu năm mới nhiều trải nghiệm tích cực.
Self-awareness tự nhận thức là gì?
Trong 50 năm qua, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều nghĩa khác nhau về tự nhân thức. Một số nhà khoa học định nghĩa “tự nhận thức là khả năng theo dõi thế giới bên trong của chúng ta”. Một số khác định nghĩa “Đó là trạng thái tạm thời của tự ý thức (self-consciousness) – Định nghĩa này có có vẻ phức tạp hơn. Một định nghĩa khác “tự nhận thức là sự phân biệt giữa cách chúng ta nhìn nhận bản thân và cách người khác nhìn chúng ta”.
Thôi tóm lại, tự nhận thức với mình là quá trình cá nhân tự tìm hiểu chính mình và mối liên kết giữa bản thân với môi trường xung quanh, từ đó có thể tìm ra giải pháp cho những vấn đề cá nhân một cách hiệu quả hơn.
Tự nhận thức phải gắn liền với môi trường xung quanh
Theo mình điều quan trọng là đặt bản thân mình trong bối cảnh xã hội, biết mình là ai mình muốn gì, nhưng không thể tách rời khỏi sự vận động của thế giới. Trong xã hội chúng ta nhiều lần cảm thán có người tài nhưng “không gặp thời” nên không làm nên chuyện. Theo mình đó là cách “than” có phần hơi “đỗ lỗi cho hoàn cảnh” bởi trong cùng một giai đoạn lịch sử, con người cùng đối mặt chung với các vấn đề của thời đại, sao có thể đòi hỏi đất trời, vạn vật thay đổi để hòa hợp với đặc điểm của cá nhân. Thời thế tạo anh hùng, nhưng trong một thời kỳ chỉ có một vài người có tài trí, nắm bắt được thời cuộc và hành động đúng đắn mới được lịch sử chọn lựa trở thành anh hùng. Bởi vậy, có tài thôi là chưa đủ, người ta còn cần biết dùng cái tài vào đúng chỗ.
Có một khái niệm đã rất quen thuộc mà mình cũng giới thiệu nhiều lần trên Blog của mình đó là Ikigai. Với mình nó giống như một Framework khá toàn diện để phát triển con người và có một cuộc sống viên mãn.Ikigai là giao thoa của bốn vùng:
- Thứ bạn thích: What do you love?
- Thứ bạn giỏi : What you are good at?
- Thứ thế giới cần: What the word needs?
- Thứ bạn được trả tiền cho: What you can be paid for?
Quan điểm này cũng nhấn việc, việc có một cuộc sống, công việc viên mãn không thể thiếu điều thế giới cần và thứ bạn được trả tiền cho. Phát triển bản thân không chỉ cho bản thân mình, mà còn cần cho xã hội nữa. Chúng ta không thể đòi hỏi được trả tiền để làm điều mình thích mà không hiểu điều đó liệu đem lại lợi ích gì cho xã hội (đặc biệt là người trả tiền cho chúng ta). Mình thấy, sự đòi hỏi vô lý đó mới là thiếu công bằng, bởi “Đâu có đỉnh cao nào mà không đánh đổi bằng gian khổ khó nguy”.
Self-awareness: It’s not just about introspection.
Tasha Eurich
Các thái cực của sự tự nhận thức
Trong nghiên cứu của mình tiến sĩ Eurich đã chỉ ra 2 thái cực nhận thức đó là Tự nhận thức nội bộ (internal self-awareness) và tự nhận thức bên ngoài (external self-awareness).
Tự nhận thức nội bộ (internal self-awareness) là việc chúng ta nhìn nhận về giá trị, niềm đam mê, khát vọng, cảm xúc, suy nghĩa, hành vi, điểm mạnh, điểm hiểu và ảnh hưởng của bản thân với người khác. Sự tự nhận thức nội bộ liên quan đến sự hài lòng với công việc, các mối quan hệ xã hội, sự kiểm soát hành vi và cả cảm xúc hạnh phúc hay lo lắng, căng thẳng và trầm cảm.
Loại thứ 2, nhận thức từ bên ngoài (external self-awareness) là hiểu biết về cách người khác nhìn nhận chúng ta. Nghiên cứu cho rằng những người biết cách người khác nhìn nhận bản thân mình có kỹ năng tốt hơn trong việc thể hiện sự thông cảm và hiểu được góc nhìn của người khác, và từ đó cải thiện mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh.
Thường chúng ta sẽ khuyên nhau “không nên để ý người khác nghĩ gì về mình, không làm hài lòng người khác”. Mình hiểu, bản thân sẽ rất mệt mỏi nếu cứ quan tâm người khác nghĩ gì về mình, nhưng mình không muốn biến bản thân thành một người cô lập với xã hội. Nếu tất cả mọi người đều nói mình là người không tốt thì mình cần xem lại bản thân thật. Mình nghĩ điểm cân bằng ở đây là điều mấy chốt. Hiểu được những giá trị của bản thân đặt giữa mối quan hệ với xã hội xung quanh để có thể tìm thấy mức độ “vô tư” hợp lý. Như vậy, dù cả thế giới quay lưng với bạn, bạn vẫn có thể yên tâm khi chỉ cần 1 người quay lại, và thấy mình không làm gì tội lỗi thì cứ tiếp tục đi theo trái tim mình.
Ma trận nhận thức
Từ 2 kiểu tự nhận thức này, tác giả đưa ra 4 nhóm nhỏ dựa trên mức độ tự nhận thức nội bộ và tự nhận thức bên ngoài cao và thấp.
Seekers
Đây là kiểu người có tực nhận thức nội bộ và tự nhận thức bên ngoài thấp. Họ không hiểu bản thân mình và không có chứng kiến riêng, cũng không hiểu người khác nghĩ gì về mình. Nhìn chung là mức độ tự nhận thức thấp này, người ta sẽ cảm thấy bản thân bị mắc kẹt không có sự tự chủ với sự phát triển của bản thân và mối quan hệ xã hội.
Introspectors
Người có tự nhận thức nội bộ cao và tự nhận thức bên ngoài thấp: Họ nhận thức rõ ràng bản thân mình là ai, có quan điểm của riêng mình nhưng thường không lắng nghe những lời góp ý từ bên ngoài. Kiểu người này có cái tôi cao, tự cao, và bảo thủ. Càng nhiều kinh nghiệm và thành tựu, người ta càng dễ rơi vào trạng thái này. Tính cách này có thể mang đến ảnh hưởng tiêu cực cho các mối quan hệ cũng như hạn chế sự phát triển của bản thân.
Cơ bản, trong chúng ta không ai là hoàn hảo và không phải ai cũng đủ dũng cảm nhìn nhận và chấp nhận sự không hoàn hảo ấy. Lắng nghe lời góp ý về một khía cạnh không mấy tốt đẹp của bản thân, nhận ra cái sai, không phải một cảm giác dễ chịu bởi chúng ta cảm giác mình đang bị tấn công. Một phần nguyên nhân khác, từ yếu tố bên ngoài, khi thấy họ là người có high-profile thì người ngoài cũng ngại góp ý. Chẳng ai dám nói thằng với Sếp mình rằng “Sếp chưa tốt đâu”.
Để giải quyết vấn đề này, người ta thường tìm đến những lời “góp ý dễ chịu” từ những người mà họ tin tưởng, luôn quan tâm tới lợi ích của họ và sẵn sàng nói ra sự thật. Ngoài ra, để tránh những phản ứng thái quá và chủ quan từ 1 người, người ta cũng mở rộng phạm vi tìm kiếm góp ý, đặc biệt về những điều chưa tốt với nhiều người khác. Nhưng làm thế nào để đánh giá đó là góp ý giá trị (hay chỉ là ném đá)? Mình nghĩ sự đánh giá này cần phải dựa trên sự phân tích và hiểu biết xã hội nhất định.
Tin mình đi, bị chê nhiều lâu rầu cũng thành quen. Nhưng khi bạn luôn cố gắng cải thiện bản thâ, lời chỉ trích tiêu cực sẽ ít đi. Đến một ngày “10 điểm không nhưng”.
Pleasers
Người có tự nhận thức bản thân tốt nhưng tự nhận thức bên ngoài cao. Họ tập trung nhiều vào hình ảnh của bản thân trong mắt người khác nhưng không hiểu bản thân mình. Dần dần, họ lựa chọn hành động để làm hài lòng người khác thay vì lợi ích và hạnh phúc của chính cá nhân, bởi họ cũng chưa biết bản thân cần gì.
Aware
Người biết tự nhận thức. Đây là mức độ tự nhận thức mà chúng ta cần hướng tới. Kiểu người này họ biết mình là ai, mình cần làm gì để đạt được điều mình muốn, họ chủ động tìm kiếm và lắng nghe có chọn lọc ý kiến chất lượng từ những người xung quanh.
Nhóm nghiên cứu của Eurich cho rằng những nhà lãnh đạo thành công luôn nỗ lực để nhìn rõ bản thân mình và nhận phản hồi từ bên ngoài để hiểu cách người khác nhìn nhận họ. Điểm mấu chốt ở đây là sự cân bằng tinh tế giữa hai thái cực tự nhận thức bên trong và tự nhận thức bên ngoài.
Tác giả cũng đưa ra một bài Quiz để bạn đánh giả mức độ cân bằng trong tự nhận thức của bản thân https://www.insight-book.com/quiz
Tuy nhiên, bài quiz cũng khá bất ngờ
Even though most people believe they are self-aware, only 10%—15% of the people we studied actually fit the criteria.
Tasha Eurich
Không ai cũng có thể tự nhận ra vấn đề của chính mình.
Kết luận
Quá trình tự nhận thức không chỉ là hiểu bản thân, hiểu môi trường xã hội mà còn cần liên tục tìm kiếm góp ý mang tính xây dựng từ bên ngoài. Và điều quan trong để khiến quá trình phát triển tự nhận thức và hành trình phát triển bản thân trở nên thú vị đó là sự cầu thị. Dù chúng ta có giỏi giang xuất chúng thế nào, vẫn luôn có nhiều đều ở thế giới ngoài kia để chúng ta học hỏi.
Nguồn tham khảo: https://hbr.org/2018/01/what-self-awareness-really-is-and-how-to-cultivate-it
Cám ơn bạn đã đọc tới đây. Đừng quên theo dõi qua email để không bỏ lỡ những bài viết mới trên Blog.
Theo dõi qua email để nhận Newsletter
Follow Fanpage của Blog: https://www.facebook.com/Violetstoryblog
Mình nghĩ những chủ đề tiếp mình sẽ liên quan tới tự nhận thức là:
- Cơ chế của việc tự nhận thức, công cụ và phương pháp để nâng cao tự nhận thức.
- Một số trài bài Tarot về bóng tối của bản thân (Trước khi đọc bài này, bạn hãy đọc những bài viết về chủ đề tâm linh của mình nhé)
- 💎Bạn có thể ủng hộ để Blog được duy trì bằng nhiều hình thức tại Donation
- 📝Những bài viết khác cùng chủ đề trên Blog tại Learning and Growing
- 🎨Instagram: https://www.instagram.com/phuong.anh.violet/
- 📚Bookstagram: https://www.instagram.com/vitamin.books/
- 🍀Self-help Instagram: https://www.instagram.com/_smallstepseveryday_/
- 📻 Podcast: https://podcasters.spotify.com/pod/show/smallstepseveryday
- 📽 English blog: www.phuonganhviolet.com
- 💌Email: hi@callmeviolet.com
- 📱Sách và món đồ hữu ích mình dùng: https://phuonganhviolet.koc.asia/
1 Comment